Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

10/14/2022 - 12:00 AM
Sáng ngày 14/10/2022, Đảng ủy Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 kết nối thông suốt với điểm cầu chính của Hội trường Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thực hiện Kế hoạch số 23-KH/VPTW ngày 04/10/2022 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đảng ủy Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối thông suốt với điểm cầu chính của Hội trường Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và sẽ có bài phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Nghị quyết 23 xác định 5 quan điểm về phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: (1) Vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại. (2) Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, dựa trên ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số. Chú trọng bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng, nâng cao đời sống, sinh kể của người dân gắn với rừng. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biển nông sản; phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, nhôm; phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch, sản phẩm du lịch gắn với bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. (3) Phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng đẫy mạnh liên kết vùng, nội vùng, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng; liên kết chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ; đẩy nhanh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia và các nước ASEAN. Lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực, tạo dư địa cho phát triển vùng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế và tổ chức điều phối liên kết phát triển vùng hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyển. Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng. (4) Xây dựng nền văn hoá Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hoả khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng. Ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoả, giả trị truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; giảm tỉ lệ hộ nghèo, ổn định dân cư, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng. Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Tập trung bảo vệ, phục hồi môi trường đi đôi với sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất đai, tài nguyên khoáng sản. (5) Chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Tăng cường xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy cao độ giá trị văn hoá, truyền thống cách mạng, khơi dậy khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường; bảo đảm xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lãnh mạnh để phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

 

Mục tiêu đến năm 2030:

Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, - tuần hoàn; giảu bản sắc văn hoá dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến. Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số. Hệ thống thiết chế văn hoá được nâng cấp. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; an ninh nguồn nước được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định. Tổ chức đăng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường.

Một số chỉ tiêu đến năm 2030:

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 7 - 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%; thuế sản phẩm trù trợ cấp khoảng 5,6%; tỉ trọng kinh tế số khoảng 25 - 30% GRDP. Tỉ lệ đô thị hoá đạt khoảng 37,2 – 40,7%; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%, trong đó tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 50%.

Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%. Đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chúng chỉ đạt 25 – 30%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 - 1,5%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Tỉ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục mầm non khoảng 60%; tiểu học khoảng 65%, trung học cơ sở khoảng 75% và trung học phổ thông khoảng 60%. Đạt 32 giường bệnh viện, 11 bác sĩ trên 10.000 dân. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%.

Đến năm 2030, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 47%. Tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 100%, ở nông thôn đạt 98%. Tỉ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%. Đạt 100% đối với các chỉ tiểu: Tỉ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom xử lý; tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Đạt 95% tỉ lệ xác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định. 

Tầm nhìn đến năm 2045:

Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa vả trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bản sắc văn hoá được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tổ chức đăng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường./.
M
ột số hình ảnh tại hội nghị NXB:

 

Sign up for the newsletter Register