Hội thảo của nhóm chuyên gia liên hợp quốc về địa danh khu vực Đông Nam Á

6/11/2015 - 12:00 AM
Vừa qua, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (CĐĐBĐ) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Địa danh trong hội nhập Quốc tế" Tham dự hội thảo có Chủ tịch Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc khu vực Đông Nam Á (UNGEGN ASE), cùng các đại biểu đến từ các cơ quan, viện nghiên cứu và trường học của Việt Nam, các đại biểu đến từ các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam (NARENCA) cũng đã cử 4 đại diện tham dự hội thảo và có một bài báo cáo được trình bày tại hội thảo.
Địa danh Việt Nam, những vấn đề then chốt 
trong thời kỳ hội nhập 

       Vừa qua, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (CĐĐBĐ) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Địa danh trong hội nhập Quốc tế" Tham dự hội thảo có Chủ tịch Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc khu vực Đông Nam Á (UNGEGN ASE), cùng các đại biểu đến từ các cơ quan, viện nghiên cứu và trường học của Việt Nam, các đại biểu đến từ các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam (NARENCA) cũng đã cử 4 đại diện tham dự hội thảo và có một bài báo cáo được trình bày tại hội thảo.


Nguyễn Đình Thảo dẫn chương trình khai mạc, cục tưởng CĐĐBĐ Phan Đức Hiếu; Chủ tịchUNGEGN ASE Peter N Tiangco; Phó Cục trưởng CĐĐBĐ Hoàng Ngọc Lâm (theo thứ tự từ trái sang phải)
 
Hội thảo đã xoay quanh 3 vấn đề then chốt với địa danh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và được các đại biểu tham dự thảo luận rất sôi nổi.
    Vấn đề thứ nhất hội thảo đề cập đến là khẳng định lại ý nghĩa, tầm quan trọng của địa danh trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội nói chung và trong thời kỳ hội nhập nói riêng. Với mỗi địa danh là một mảnh đất gắn liền với các điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa xã hội của con người, mang những bản sắc văn hóa dân tộc riêng, có truyền thống lịch sử nhất định và mang những dấu ấn của sinh hoạt vật chất và tinh thần trong xã hội. Vì vậy, làm thế nào để mỗi địa danh của Việt Nam hội nhập ra thế giới và các địa danh tiếng nước ngoài du nhập vào Việt Nam vẫn giữ được những bản sắc riêng của địa danh đấy. 
    Đề cập đến vấn đề này đã có sự tham gia của rất nhiều các báo cáo như báo của Trịnh Anh Cơ Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam với chủ đề "Địa danh trong hội nhập Quốc tế" và báo cáo của ThS. Đỗ Thị Thu Thủy với nội dung: "Địa danh - vai trò trong hội nhập kinh tế, văn hóa và xã hội". Xung quanh báo cáo có rất nhiều ý kiến thảo luận và quan tâm tới việc hướng tới một danh mục địa danh chuẩn của Việt Nam đưa ra quốc tế và một danh mục địa danh quốc tế chuẩn theo tiếng Việt để người Việt Nam sử dụng. Tiếp đó báo cáo của ThS. Nguyễn Văn Thảo, Cục đo đạc và Bản đồ với nội dung "Công tác địa danh ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế" đã đưa ra giải pháp lập đề án "Thành lập Ủy ban Quốc gia về Địa danh và Hạ tầng dữ liệu không gian" là tổ chức sẽ chỉ đạo các hoạt động về công tác địa danh theo quy định của pháp luật.
 


 Đại diện của NARENCA tham dự hội thảo
 
 Vấn đề thứ hai được hội thảo quan tâm là vấn đề bình diện ngôn ngữ của địa danh trong thời kì hội nhập quốc tế. Liên quan đến vấn đề này có báo cáo của GS. TS. Nguyễn Văn Khang, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam với đề tài: "Bình diện ngôn ngữ của Địa danh trên Bản đồ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế". Trong báo cáo này, bình diện ngôn ngữ của địa danh trên bản đồ ở Việt Nam được giới hạn ở cách viết (chính tả, cách đọc) các địa danh. Bao gồm các địa danh Việt Nam và bản đồ thế giới do Việt Nam thể hiện. Bên cạnh đó, các chuyên gia quan tâm đến nguồn gốc của địa danh bắt nguồn từ ngôn ngữ như cách "Sử dung từ Hán Việt đối với địa danh ở Việt Nam" do GS. TS Trần Trí Dõi, khoa Ngôn ngữ học, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn cho rằng: bản chất của hiện tượng Hán - Việt hóa địa danh ở Việt Nam là cách thức người ta dùng một hoặc hai yếu tố Hán - Việt để thực hiện việc phiên dịch hay phiên âm địa danh Nôm đã có trước đó.
 


Ths. Kim Quang Minh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc NARENCA báo cáo trước hội thảo
 
Vấn đề thứ ba là vấn đề rất nóng hổi trong thời kỳ hội nhập hiện nay đó là địa danh và thương hiệu hàng hóa. Về vấn đề này, Ths. Kim Quang Minh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, đã trình bày trước hội thảo về những lợi ích của các thương hiệu hàng hóa có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ nhất định, được người tiêu dùng tín nhiệm và sử dụng rộng rãi đi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Báo cáo đã nêu ra nhiều dẫn chứng cụ thể về những vụ kiện ở Việt Nam và trên thế giới về tranh chấp địa lý và quyền sử dụng thương hiệu chỉ dẫn địa lý. Gắn với mỗi vùng nguyên liệu hay sản phẩm của chỉ dẫn địa lý là một địa danh cụ thể. Vì vậy, UNGEGN khuyến khích mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ hãy lập danh mục địa danh gắn liền chỉ dẫn địa lý và thương hiệu hàng hóa để bảo vệ quyền lợi thương mại nói riêng và an ninh của quốc gia hay vùng lãnh thổ nói chung.
    Thông qua hội thảo, Tiến sĩ Peter N.Tiangco, Chủ tịch Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc (UNGEGN ASE) cho rằng, các ý kiến đóng góp, đề xuất của các đại biểu thông qua hội thảo có ý nghĩa thực tiễn và vai trò quan trọng trong công tác chuẩn hóa, sử dụng địa danh, đóng góp tốt hơn vào các hoạt động văn hóa, cứu trợ, cứu nạn, phát triển kinh tế - xã hội, phòng ngừa và khắc phục thiên tai, gìn giữ hòa bình trên tinh thần cùng hợp tác trong khu vực và quốc tế./.
 
Sign up for the newsletter Register