Nhìn lại 20 năm áp dụng công nghệ số vào thành lập, biên tập, đóng gói, xuất bản.. bản đồ tại Việt Nam

6/19/2016 - 12:00 AM
Sau hơn 20 năm áp dụng toàn diện công nghệ số vào thành lập, biên tập, đóng gói, xuất bản... bản đồ có thể đánh giá như cuộc Cách mạng về Khoa học-Công nghệ trong thành lập, xuất bản và sử dụng bản đồ ở nước ta. Chỉ nêu một trường hợp sau đây cũng đủ thấy được sức mạnh “ghê gớm” của công nghệ số khi được ứng dụng vào sản xuất bản đồ: Trước thời đại công nghệ số, sau hơn 30 năm ngành Đo đạc Bản đồ tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 nhưng vẫn không phủ trùm được phần đất liền, nhưng từ khi (năm 1997) áp dụng toàn diện công nghệ số vào thành lập thì chỉ 7 năm đã số hóa và thành lập xong toàn bộ các mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 ở dạng số-hệ tọa độ mới VN2000. Tính đến tháng 5 năm 2016, cùng tiến trình áp dụng công nghệ số vào sản xuất bản đồ, có khoảng 100 phần mềm được các cơ quan chuyên trách về thành lập bản đồ sử dụng, chủ yếu là các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường, đã tạo ra rất nhiều sản phẩm bản đồ số; trong đó có nhiều sản phẩm đại diện tiêu biể
NHÌN LẠI 20 NĂM SẢN XUẤT BẢN ĐỒ SỐ TẠI VIỆT NAM
 
I. THÀNH TỰU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO SẢN XUẤT BẢN ĐỒ TẠI VIỆT NAM
Sau hơn 20 năm áp dụng toàn diện công nghệ số vào thành lập, biên tập, đóng gói, xuất bản... bản đồ có thể đánh giá như cuộc Cách mạng về Khoa học-Công nghệ trong thành lập, xuất bản và sử dụng bản đồ ở nước ta. Chỉ nêu một trường hợp sau đây cũng đủ thấy được sức mạnh “ghê gớm” của công nghệ số khi được ứng dụng vào sản xuất bản đồ: Trước thời đại công nghệ số, sau hơn 30 năm ngành Đo đạc Bản đồ tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 nhưng vẫn không phủ trùm được phần đất liền, nhưng từ khi (năm 1997) áp dụng toàn diện công nghệ số vào thành lập thì chỉ 7 năm đã số hóa và thành lập xong toàn bộ các mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 ở dạng số-hệ tọa độ mới VN2000.
Tính đến tháng 5 năm 2016, cùng tiến trình áp dụng công nghệ số vào sản xuất bản đồ, có khoảng 100 phần mềm được các cơ quan chuyên trách về thành lập bản đồ sử dụng, chủ yếu là các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường, đã tạo ra rất nhiều sản phẩm bản đồ số; trong đó có nhiều sản phẩm đại diện tiêu biểu cho thành tựu của cuộc Cách mạng Khoa học-Công nghệ về bản đồ ở nước ta. Ở đây tạm chia sản phẩm bản đồ số thành 7 nhóm:
1.  Nhóm sản phẩm đo đạc
Sau gần 10 năm áp dụng công nghệ số vào đo đạc, tính toán bình sai... nước ta đã thành lập được Hệ tọa độ Quốc gia VN2000 thay thế Hệ tọa độ HN72 đã lạc hậu. Đến nay, đã lập xong hệ thống lưới trắc địa Quốc gia các hạng, hệ thống lưới Địa chính mới phủ trùm toàn bộ lãnh thổ nước ta. Hiện tại, nước ta đang xây dựng các trạm tham chiếu làm việc liên tục (GNSS/ CORS) có độ chính xác cao để dần thay thế hệ thống lưới trắc địa đã tỏ ra có những bất cập. Các trạm này đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xây dựng dữ liệu không gian, đo đạc, dẫn đường, v.v.
2.  Nhóm sản phẩm ảnh viễn thám
Đến nay nước ta đã xây dựng được hệ thống ảnh viễn thám Quốc gia (chủ yếu là ảnh SPOT, ảnh LiDar); Hệ thống bản đồ địa hình Quốc gia được thành lập, hiện chỉnh theo hệ thống ảnh này. Loại sản phẩm này Nhà nước phân công Cục Viễn thám Việt Nam và Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đặc trách sản xuất.
3.  Nhóm sản phẩm bản đồ cơ bản định dạng DGN (Microstation)
Ngay từ khi áp dụng công nghệ số vào sản xuất bản đồ ở nước ta thì các bản đồ cơ bản được xác định ưu tiên thực hiện đầu tiên. Công nghệ số đã mang lại thành tựu vượt trội mang tính cách mạng về sản xuất bản đồ nói chung và sản xuất bản đồ cơ bản nói riêng ở nước ta.
Đến nay, đã thành lập xong hệ thống bản đồ địa hình Quốc gia tỉ lệ nhỏ 1/500.000- 1/250.000, hệ thống bản đồ địa hình Quốc gia tỉ lệ vừa 1/50.000, hệ thống bản đồ địa hình Quốc gia tỉ lệ lớn 1/10.000 – 1/2000 phủ trùm toàn quốc. Đây là loại bản đồ do các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường đặc trách sản xuất trong đó Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đóng góp phần không nhỏ.
Trên bình diện cả nước cơ bản đã hoàn thành số hóa hệ thống bản đồ địa chính. Hiện tại nhiều tỉnh thành đã hoàn thành đo vẽ mới bản đồ địa chính cấp xã trên toàn tỉnh, còn một số địa phương đang tổ chức đo vẽ mới.
4.  Nhóm sản phẩm bản đồ dạng GIS
Gần 20 năm qua ở nước ta đã xây dựng được khá nhiều bộ dữ liệu GIS ở kiểu/loại khác nhau, đáp ứng kịp thời các hoạt động của các cơ quan, tổ chức; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước cấp tỉnh, ngành.
4.1. Sản phẩm định dạng Table (Mapinfo)
Loại dữ liệu bản đồ này được nhiều cơ quan, tổ chức xây dựng, trong đó Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam là đơn vị được xem là sản xuất thành công nhất: trong nhiều năm (từ năm 1999 đến nay) đã sản xuất được nhiều bộ GIS có mức chi tiết đa dạng, cho phép sử dụng trên mạng LAN/ WAN hoặc trên Internet. Các bộ GIS đó đã phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước cấp tỉnh, ngành và hoạt động của một số tổ chức Quốc tế tại Việt Nam như:
Bộ dữ liệu GIS được coi là sản phẩm GIS thương mại đầu tiên được sản xuất ở Việt  Nam do Nhà xuất bản Bản đồ sản xuất năm 1999. Đó là cơ sở dữ liệu nền địa lý khu vực 13 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tỉ lệ 1/50.000-1/25.000 cung cấp cho Dự án phòng chống thiên tai đồng bằng Bắc Bộ;
Hệ thống GIS về địa giới hành chính tỉnh Đắk Nông năm 2009 tỉ lệ từ 1/50.000 đến 1/10.000 được xem là hệ thống tin học hoàn chỉnh, đồng bộ đầu tiên ở nước ta về hồ sơ và bản đồ Địa giới hành chính;
Các phiên bản bộ dữ liệu bản đồ hành chính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam tỉ lệ nhỏ từ 1/500.000 đến 1/100.000 cung cấp cho tổ chức UNICEF tại Việt Nam năm 2002-2009, Website Chính phủ Việt Nam các năm 2005-2006;
Bộ dữ liệu GIS gồm cơ sở dữ liệu bản đồ hành chính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam tỉ lệ 1/50.000, cơ sở dữ liệu bản đồ hành chính các thành phố trung ương tỉ lệ từ 1/10.000 đến 1/2000 cung cấp cho công ty Vinaphone năm 2014;
Hệ thống bản đồ số hành chính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có mức chi tiết đến 1/50.000 sử dụng tích hợp trên Cổng thông tin Chính phủ năm 2010;
CSDL đê điều Đồng bằng Bắc Bộ tỉ lệ từ 1/50.000 đến 1/10.000 xây dựng năm 2006-2015 và Atlat điện tử tích hợp dữ liệu Multimedia củanhiều tỉnh. v.v.
4.2. Sản phẩm định dạng Shapefile/ Geodatabase (ArcGIS):
Nhiều cơ quan, tổ chức (chủ yếu là các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường) đã xây dựng được nhiều bộ sản phẩm bản đồ loại này, trong đó Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam từ nhiều năm (từ năm 2007 đến nay) sản xuất nhiều bộ sản phẩm có mức chi tiết đa dạng và được cập nhật định kỳ. Các bộ bản đồ đó sử dụng cho PC, Server và thiết bị di động trên mạng LAN/ WAN hoặc trên Internet đã phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước cấp tỉnh, ngành và hoạt động của một số tổ chức Quốc tế tại Việt Nam như:
Hệ thống Cơ sở dữ liệu nền địa lý Quốc gia tỉ lệ lớn từ 1/10.000 đến 1/2000 phủ trùm trên toàn quốc. Đó là bộ dữ liệu lớn do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam xây dựng;
Các phiên bản bộ dữ liệu bản đồ hành chính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam tỉ lệ từ  1/500.000 đến 1/100.000 cung cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2005, tổ chức Quốc tế FAO tại Việt Nam năm 2008, tổ chức Quốc tế WHO tại Việt Nam năm 2009;
Các phiên bản bộ dữ liệu bản đồ hành chính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam tỉ lệ 1/50.000 cung cấp cho Cục Tần số Việt Nam năm 2008, Tổng cục An ninh I năm 2012-2015, Tổng cục XDLL năm 2014, Cục PCCC và CNCH năm 2015;
Bộ dữ liệu bản đồ hành chính tỉ lệ lớn 1/10.000-1/2000 các thành phố trung ương và một số tỉnh thành cung cấp cho Cục Tần số Việt Nam năm 2010-2012, Tổng cục XDLL năm 2014, Cục PCCC và CNCH năm 2015;
Các cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉ lệ 1/25.000 cấp tỉnh và Atlat điện tử tích hợp dữ liệu Multimedia của nhiều tỉnh. v.v.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm GIS ở kiểu/loại “mới” đã được xây dựng:
4.3. Sản phẩm kiểu DEM/ DTM (xem ở mục 4 phần II);
4.4. Sản phẩm kiểu Network/ Tiles Map (xem ở mục 2 phần II);
4.5. Sản phẩm kiểu Geocoding/ Revers Geocoding (xem ở mục 3 phần II).
5.  Nhóm sản phẩm bản đồ dạng CAD
5.1. Sản phẩm xuất bản truyền thống (in trên giấy):
Từ khi áp dụng công nghệ số, rất nhiều bản đồ loại này được sản xuất và phát hành rộng rãi trên cả nước cho mọi đối tượng như bản đồ/quả cầuhành chính Thế giới các tỉ lệ, bản  đồ hành chính Việt Nam tỉ lệ từ 1/1 triệu đến 1/12 triệu, bản đồ hành chính cấp tỉnh trong cả nước. Đây là loại bản đồ Nhà nước phân công Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đặc trách sản xuất.
Nhiều loại bản đồ khác (hành chính cấp huyện xã, bản đồ du lịch, bản đồ chuyên đề khác) trong nhiều năm (1995-2016) được sản xuất và phát hành với số lượng lớn nhất trong các loại bản đồ. Trong đó Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam là nhà sản xuất lớn nhất và nhiều nhất loại bản đồ này.
5.2. Sản phẩm xuất bản trên CD dùng cho PC:
Đã có nhiều sản phẩm loại này được sản xuất ở 2 dạng: Bản đồ xuất bản trên CD/PC kiểu Multimedia (tích hợp bản đồ và các dữ liệu đa phương tiện) và bản đồ xuất bản trên CD/PC kiểu info (tích hợp bản đồ và thông tin thuộc tính). Trong đó Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam là nhà sản xuất hàng đầu loại bản đồ này.
6.  Nhóm sản phẩm bản đồ qui hoạch phát triển không gian
Đến nay, trong cả nước đã lập được hệ thống bản đồ qui hoạch định hướng phát triển không gian cấp Quốc gia, cấp tỉnh, quận huyện (thuộc 63 tỉnh thành trong cả nước), hệ thống bản đồ qui hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới.
7.  Nhóm sản phẩm bản đồ, dữ liệu bản đồ sử dụng trong quân sự
Cục Bản đồ Quân đội là cơ quan chuyên trách về sản xuất bản đồ cho Quân đội sử dụng. Là cơ quan áp dụng công nghệ số vào sản xuất bản đồ sớm nhất nước ta (năm 1994) đến nay Cục Bản đồ Quân đội đã thành lập được hệ thống bản đồ và dữ liệu đo đạc bản đồ cần thiết phục vụ Quân đội.
 
II. BẢN ĐỒ SỐ KIỂU MỚI” TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Trong 50 năm qua, với tiến bộ khoa học công nghệ phát triển vượt bậc cả về phần cứng cũng như phần mềm, trên thế giới đã có nhiều kiểu bản đồ mới ra đời, mới về dạng thức sản phẩm, về phương thức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và cả về cách thức sử dụng…Các bản đồ kiểu mới rất đa dạng: dùng cho Server, PC hoặc thiết bị số di động (PDA, Smartphone, Tablet, tích hợp trên phương tiện giao thông, thiết bị an ninh, quân sự, hay Robot di chuyển, v.v); dùng offline hay online trên mạng WAN/LAN hay trên mạng viễn thông, Internet; kết nối vật lý hay kết nối không dây.
Từ khi bản đồ kiểu GIS ra đời vào cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước, với những lợi ích và triển vọng to lớn GIS đã liên tục được phát triển. Cho đến nay nhiều biến thể đã được hình thành và tiếp tục được phát triển theo trình độ khoa học – công nghệ và nhu cầu của loài người. Theo quan điểm cá nhân, gọi chúng là Bản đồ số kiểu mới, được mô tả như trên đây và tạm xếp thành 4 kiểu: Network/ Tiles Map, Satellite Maps, Geocoding/ ReversGeocoding, DEM/ DTM theo dạng thức sản phẩm và phương thức sử dụng.
Trong thực tế, các kiểu bản đồ này thường được kết hợp với nhau thành sản phẩm cụ thể như “Goolge Map” dùng cho PC và điện thoại di động, “Vietbando.com.vn” dùng cho PC qua Internet hay bản đồ offline của Nokia dùng cho điện thoại di động. GIS và bản đồ số kiểu mới sử dụng tích hợp nhiều công nghệ khác nhau (công nghệ GIS, công nghệ mạng, công nghệ định vị, công nghệ viễn thám) để tạo ra sản phẩm chưa từng có nhưng vô cùng tiện lợi cho người dùng. Các công nghệ này ngày càng phát triển cả về phần cứng cũng như phần mềm, mở ra triển vọng vô cùng to lớn. Hiện nay có nhiều phần mềm được sử dụng để sản xuất bản đồ số kiểu mới nhưng phổ biến hơn cả là các phần mềm: ArcGIS, Google Maps, Microsoft Bing Maps, MapQuest, BentlyMap.
Từ khi GIS nói chung, bản đồ số kiểu mới nói riêng ra đời đã mang đến rất nhiều tiện lợi cho con người trên thế giới, đưa đến sự đa dạng trong cách thức tiếp cập và sử dụng bản đồ số. Nó cho phép con người và cả máy móc sử dụng bản đồ ở mọi nơi, mọi lúc, mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho loài người về rất nhiều lĩnh vực: khoa học-công nghệ, giao thông vận tải, du lịch, an ninh quốc phòng, hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn trong sự cố thiên tai, môi trường, tai nạn. Ngoài ra, sử dụng các bản đồ này cho phép theo dõi, dự báo sự cố thiên tai, môi trường, tai nạn; trợ giúp trong đề xuất biện pháp giảm nhẹ thiên tai, sự cố môi trường.
Hiện nay, bản đồ số kiểu mới đang được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới, có thể nói: ở đâu có thiết bị tin học là ở đó có các bản đồ này được sử dụng. Chúng được xếp thứ tự theo mức độ phổ dụng như sau:
1. Bản đồ kiểu Network/ Tiles Map
Bản đồ kiểu Network là bản đồ cho phép tìm đường đi tối ưu trên mạng lưới đường giao thông được xây dựng dạng dữ liệu GIS dùng cho Server, PC hoặc thiết bị số di động.
Bản đồ kiểu Tiles Map là bản đồ số dạng GIS được đóng gói thành mộtcơ sở dữ liệu hiển thị nội dung bản đồ ở nhiều mức zoom tương ứng các tỷ lệ bản đồ khác nhau và cắt nhỏ thành các cell dữ liệu để sử dụng qua mạng WAN/LAN, mạng viễn thông, hoặc Internet.
Kiểu bản đồ Tiles Map thường kết hợp với kiểu Network dùng cho Server, PC hay thiết bị số di động truy cập qua mạng tin học có kết nối vật lý hay kết nối không dây; do đó đã mang đến sự đa dạng cách thức tiếp cập bản đồ số, cho phép người dùng ở mọi nơi mọi lúc, mang lại tiện lợi vô cùng to lớn cho con người về rất nhiều lĩnh vực.
Ở đây xin giới thiệu vài sản phẩm điển hình trên thế giới:
Bản đồ di động đầu tiên trên thế giới thuộc về bản đồ về giao thông 1 thành phố của Đức được xây dựng đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, cho phép định vị vị trí phương tiện giao thông, lái xe đang di chuyển có thể truy cập trực tuyến để cập nhật tức thời thông tin về hiện trạng các tuyến đường, từ đó đưa ra quyết định về tuyến đường đi. Đến năm 2001, hệ thống này đã phát triển cho toàn Châu Âu, độ chính xác định vị vị trí phương tiện giao thông đạt từ 5m đến 10m.
Hiện nay, sản phẩm bản đồ được xem là bản đồ số phổ dụng nhất trên toàn thế giới là bản đồ online Google Map của Google cho phép người dùng PC, thiết bị số di động (PDA, Smartphone, Tablet) có kết nối vật lý hay kết nối không dây qua Internet hay mạng viễn thông truy cập sử dụng ở bất kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào;
 Sản phẩm bản đồ dùng cho điện thoại di động đầu tiên trên thế giới là bản đồ offline thành phố Tonsberg, Na uy của hãng Nokia cho dùng thử năm 2002. Đến những năm 2008-2014 sản phẩm bản đồ này đã trở thành bản đồ phổ dụng nhất trên thế giới cho điện thoại di động thuộc hệ sinh thái Symbain.
Ở Việt Nam, một sản phẩm kiểu Network khá ấn tượng là: “diachi.com” được xây dựng từ khá sớm (giữa những năm 2000s) phạm vi thành phố Hồ Chí Minh dùng cho PC truy cập qua Internet. Sau đó, năm 2006 công ty DolSoft đã cho ra đời dịch vụ bản đồ “Vietbando.com.vn” phạm vi cả nướcdùng cho PC truy cập qua Internet.
Đối với sản phẩm bản đồ dùng cho thiết bị di động, đầu những năm 2000s (2001-2004) đã được một số cơ quan, tổ chức nghiên cứu để sản xuất loại bản đồ này như Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu, công ty VietTel; năm 2005-2007 Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Namđã  thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ về tích hợp các công nghệ liên quan để tạo ra qui trình công nghệ có tính khả thi cho sản xuất, phát hành và sử dụng bản đồ di động rộng rãi ở Việt Nam. Sau các công trình nghiên cứu vẫn chưa có được bản đồ dùng cho thiết bị di động do Việt Nam sản xuất. Đến đầu những năm 2010s công ty DolSoft sản xuất thành công sản phẩm bản đồ “VietMap” dùng cho thiết bị di động, hiện nay đang được dùng khá phổ biến ở nước ta.
Năm 2015, kiểu bản đồ Tiles Map kết hợp với kiểu Network dùng cho Server, PC và thiết bị số di động đã được Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam xây dựng và bàn giao cho Cục PCCC và CNCH, phục vụ công tác chỉ huy PCCC và CNCH. Đó là bộ sản phẩm gồm: Bản đồ tỉ lệ 1/2.000-1/10.000 toàn bộ thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương và bản đồ tỉ lệ 1/2.000-1/5.000 toàn thành phố Hồ Chí Minh; bản đồ tỉ lệ 1/50.000 toàn bộ lãnh thổ đất liền Việt Nam.
2Bản đồ kiểu Satellite Maps (bản đồ ảnh viễn thám)
Bản đồ loại này cho phép tìm đến, xem hình ảnh và thông tin tại mỗi vị trí trên ảnh vệ tinh về rất nhiều lĩnh vực khác nhau: đối tượng địa lý (đường giao thông, công trình xây dựng, sông núi, địa danh hành chính, địa danh tự nhiên, mặt cắt khu vực, thông tin thời tiết, hiện tượng thiên nhiên, sự cố thiên tai, môi trường như bão, lũ lụt, núi lửa hoạt động, khu vực chịu hậu quả của sóng thần, động đất, tràn dầu, v.v), đối tượng phi địa lý (phương tiện giao thông, phương tiện an ninh quốc phòng, ảnh chụp trên mặt đất, cả con người) và nhiều thứ nữa trên địa cầu. Nó cho phép truy tìm trên phạm vi toàn cầu.
Sản phẩm loại này phổ dụng nhất trên thế giới là Google Earth của Google. Các bản đồ vệ tinh  phục vụ an ninh, quốc phòng, theo dõi hiện tượng thiên nhiên nhằm dự báo, phát hiện thiên tai được sử dụng thường trực tại các nước lớn như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản.
Tại Việt Nam, chưa sản xuất được sản phẩm hoàn chỉnh kiểu này, mà chỉ là ảnh vệ tinh sử dụng hạn chế trong một số cơ quan Nhà nước.
3. Bản đồ kiểu Geocoding/ Revers Geocoding
Geocoding (phương pháp mã hóa địa chỉ, gọi bằng thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành là Geocoding) là phương pháp sử dụng để chuyển đổi địa chỉ, địa danh thực địa thành các điểm có tọa độ (địa lý, xy) trên bản đồ, sau đó thực hiện phân tách và so sánh địa chỉ đối tượng với các mẫu địa chỉ thiết kế sẵn và so sánh với các thành phần tương ứng trong dữ liệu bản đồ để từ đó xác định được vị trí của các đối tượng trên bản đồ.
Revers Geocoding là phương pháp sử dụng để tìm kiếm đối tượng, địa danh theo địa chỉ, địa danh thực địa (đã được mã hóa) trên bản đồ số.
Một hệ thống Geocode/ Revers Geocode gồm các thành phần như sau :
     − Reference Data (Dữ liệu bản đồ tham chiếu) là dữ liệu dùng làm cơ sở để so sánh với dữ liệu địa chỉ nhập vào. Thông thường, dữ liệu này là lớp dữ liệu “tim đường” , “nhà” , lớp đối tượng chứa thông tin địa chỉ hoặc lớp dữ liệu “địa danh” với các trường thuộc tính theo định dạng của mẫu địa chỉ được xác định trước.
     − Address Data (dữ liệu địa chỉ) là địa chỉ mà người sử dụng cần thể hiện lên bản đồ. Dữ liệu này có thể thu thập từ các công ty hay tổ chức đang nắm giữ, hoặc từ các trang web danh bạ hoặc được thu thập từ điều tra thực địa.
     − Software (phần mềm) là công cụ dùng để thực hiện việc Geocoding. Hiện tại đang sử dụng phổ biến nhất một số phần mềm: ArcGIS của ESRI, Google Maps của Google, Microsoft Bing Maps của Microsoft, MapQuest.
Trên thế giới, các bản đồ kiểu này trước đây (đầu những năm 1990s) chủ yếu sản xuất dùng cho Server, PC trên mạng WAN/LAN, sau đó đượcphát triển cho sử dụng trên Internet vào cuối những năm 1990s. Ngày nay,bản đồ loại này rất phổ biến trên toàn thế giới. Đối với bản đồ dùng cho thiết bị số di động được phát triển mạnh vào đầu những năm 2000s nhưng chủ yếu dành cho phương tiện giao thông có người lái, thiết bị an ninh, quân sự, còn với thiết bị di động cá nhân thì chỉ dành cho loại thiết bị cao cấp kiểu PDA. Từ khi Smartphone và Tablet được sử dụng rộng rãi thì việc tích hợp bản đồ số trên Smart phone và Tablet là điều tất yếu đối với các nhà sản xuất. Hiện nay bản đồ kiểu Geocoding/ Revers Geocoding đã sử dụng cho phương tiện giao thông không có người lái và Robot di chuyển trong không gian địa lý.
Hiện có 7 nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới, với sản phẩm được ưa chuộng nhất. Các nhà sản xuất này đều có giải pháp kỹ thuật riêng và có thời gian trả lời kết quả cho người sử dụng (là một trong tiêu chí quan trọng nhất đánh giá chất lượng của sản phẩm) được xếp hạng như sau: Google Maps của Google, Bing Maps của Microsoft, MapQuest, Yahoo PlaceFinder, Open Addresses, Data Science Toolkit, Cloud Made. Trong đó Google Map của Google là sản phẩm dùng cho PC và điện thoại di động được ưa chuộng có thời gian truy cập cho kết quả nhanh nhất (khoảng 0,26 giây).

Thời gian trung bình Geocoding (tính theo giây)


Biểu đồ thời gian đáp ứng yêu cầu của 7 sản phẩm trên thế giới

Ở Việt Nam, bản đồ dùng cho PC sử dụng trên Internet đã được một số công ty đầu tư phát triển thành công vào cuối những năm 2000s, cung cấp rộng rãi trong nước dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau.
Sản phẩm bản đồ dùng cho thiết bị di động đã được một số công ty đầu tư phát triển; trong đó thành công nhất là sản phẩm VietMap được phát triển vào những năm 2009-2012.
Năm 2015 Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã xây dựng và bàn giao cho Cục PCCC và CNCH bộ sản phẩm ở mức chi tiết 1/10.000-1/2000 dùng trên mạng LAN/ WAN và dùng cho thiết bị di động, phục vụ công tác chỉ huy PCCC và CNCH. Đó là dữ liệu bản đồ tham chiếu (Geocode Data) và dữ liệu địa chỉ (Addresses Data) còn phần mềm dùng để thực hiện việc Geocoding do 1 công ty của Áo thực hiện.
4. Bản đồ kiểu DEM/ DTM
Bản đồ kiểu DEM/DTM là bản đồ mô hình số độ cao, thể hiện bề mặt địa hình ở dạng số nên cho phép rất dễ dàng xác định giá trị độ cao tại bất kỳ điểm nào, từ đó hỗ trợ đắc lực cho giải bài toán liên quan đến độ cao bề mặt địa hình.
Trên thế giới, các nước phát triển đều xây dựng các DEM, DTM có mức chi tiết cao cho lãnh thổ nước mình. Một số nước còn xây dựng các DEM, DTM trên phạm vi toàn cầu. Một số DEM phủ trùm toàn thế giới được cung cấp miễn phí như DEM 90m (SRTM), DEM 30m (ASTER), v.v. Các DEM thương mại có độ phân giải cao như World DEM 12m của Airbus Defence and Space, DEM 1-5m của GeoEge-1, World view-1, IKONOS.
Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã xây dựng bộ sản phẩm có mức chi tiết cao cung cấp cho Cục tần số Việt Nam, phục vụ đắc lực công tác quản lý và cấp phát tần số, gồm: DEM 10-20m toàn bộ lãnh thổ đất liền Việt Nam năm 2008, DEM 1-5m thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, DEM 2-10m thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng  năm 2012.
Một sản phẩm rất có ý nghĩa là DEM 30m toàn lãnh thổ Việt Nam, DEM 0,5-5m các khu vực ven biển đã được Bộ Tài nguyên Môi trường sử dụng xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu của nước ta.
 
III. NHÀ XUẤT BẢN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM, MỘT ĐIỂN HÌNH ÁP DỤNG THÀNH CÔNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO SẢN XUẤT BẢN ĐỒ CỦA VIỆT NAM
1. Tiến trình áp dụng công nghệ số vào sản xuất bản đồ của Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam
Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam là tổ chức sản xuất bản đồ lớn hàng đầu ở nước ta (có lực lượng sản xuất hùng hậu, có đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp so với nhiều cơ sở sản xuất bản đồ khác), sản xuất hầu hết các loại sản phẩm bản đồ và là một trong vài tổ chức sản xuất khép kín cả 3 khâu: thành lập, in, phát hành. Công nghệ số đã được Nhà xuất bản Bản đồ nay là Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam áp dụng vào sản xuất bản đồ từ giữa những năm 1990s. Đến nay, tiến trình áp dụng công nghệ số tại Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam trải qua 4 giai đoạn với nhiều phần mềm được sử dụng ở mức độ khác nhau trong chu trình sản xuất bản đồ:
Ở giai đoạn đầu tiêu từ năm 1995 đến năm 1997, các phần mềm đồ họa (CorelDraw, Freehand, Photoshop, Mapinfo) được sử dụng chỉ để vẽ bản đồ từ ảnh scan bản đồ giấy, sau đó biên tập  và trình bày để in ra giấy. Sản phẩm điển hình là Bản đồ hành chính Việt Nam tỉ lệ 1/3 triệu đến 1/1triệu, bản đồ Thế giới các tỉ lệ, bản đồ du lịch, v.v. Đây được xem là thời kỳ đầu tiên áp dụng công nghệ số vào sản xuất bản đồ tại Việt Nam.
Từ năm 1998 đến năm 2003 các phần mềm bản đồ (Microstation, Geovec, MGE, IRASB, IRASC, Mapinfo Professional…) chủ yếu được sử dụng để số hóa, biên tập thành lập, in bản đồ dạng CAD (bao gồm cả biên tập bản đồ để in ốpset). Sản phẩm điển hình là hệ thống bản đồ địa hình các tỉ lệ 1:25.000, 1:50.000 của Bộ Tài nguyên Môi trường đặt hàng, bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện, xã, v.v. Có thể coi đây là thời kỳ nở rộ áp dụng công nghệ số vào sản xuất bản đồ địa hình tại Việt Nam.
Từ giữa năm 2003 đến 2010, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sử dụng hiệu quả các phần mềm bản đồ (Microstation, Mapinfo Professional, ArcGIS,...) xây dựng được nhiều bộ sản phẩm GISrất  có giá trị, như nêu ở mục I.4.  Trong giai đoạn này, thành phẩm GIS chủ yếu được xây dựng ở định dạng Table (Mapinfo) dùng cho PC, Server trên mạng LAN/ WAN hoặc trên Internet. Những năm từ 2005 đến 2009, các phần mềm ArcGIS, Universal Translator… được sử dụng chuyển đổi một số bộ sản phẩm GIS từ định dạng Table sang định dạng Shapfile, Bil-Hdr,…(ArcGIS) dùng cho PC, Server trên mạng LAN/ WANGiai đoạn này được coi là thời kỳ thịnh vượng xây dựng GIS của Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
Kể từ giữa năm 2010 đến nay, bộ phần mềm ArcGIS được dùng trực tiếp trong xây dựng các bộ sản phẩm GIS; các phần mềm ArcGISUniversal Translator đã được Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam áp dụng hiệu quả và xây dựng được nhiều bộ thành phẩm GIS định dạng thông dụng Shapfile và định dạng/ kiểu sản phẩm “mới” (DEM/DTM, Network/Tiles Map, Geocoding/Revers Geocoding) dùng cho PC, Server và thiết bị di động trên mạng LAN/ WAN hoặc trên Internet.Có thể coi việc sản xuất được các kiểu bản đồ “mới” này chứng tỏ Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã theo kịp thời đại.
Ngoài ra, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sử dụng các phần mềm trắc địa phối hợp với phần mềm nhóm Microstationthực hiện đo đạc giải phóng mặt bằng dọc quốc lộ 6 năm  1998, đo vẽ bản đồ địa chính ở nhiều tỉnh (từ năm 2004 đến nay), đo đạc tọa độ mốc ĐGHC phục vụ công tác thành lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính (từ năm 2010 đến nay).
2. Sản xuất sản phẩm bản đồ số ở Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam
Thông thường, các sản phẩm bản đồ xuất bản truyền thống được phân loại theo loại hình, chuyên đề, tính mới của nội dung, …còn đối với sản phẩm bản đồ số dạng GIS được phân loại, đánh giá theo các tiêu chí: kiểu sản phẩm, định dạng và mức đầy đủ thành phần, dùng cho Server, PC hay thiết bị số di động, dùng trên mạng WAN/LAN hay trên Internet. Ngoài ra còn xem xét mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm về: Nội dung địa lý, thông tin thuộc tính, mức độ xử lý topology và tính mới của nội dung. Dưới đây tạm đưa ra phân loại và nhận xét về sản xuất sản phẩm bản đồ số của Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam theo quan điểm cá nhân như sau:
(1) Sản phẩm bản đồ dạng CAD truyền thống
Bản đồ xuất bản truyền thống gồm:  bản đồ hành chính Thế giới, hành chính Việt Nam các tỉ lệ, bản đồ hành chính các cấp của nhiều tỉnh thành, bản đồ du lịch, bản đồ chuyên đề khác. Sản phẩm được sản xuất ở nhiều định dạng khác nhau bởi các phần mềm: CorelDraw, Freehand, Illustrator, Mapinfo, Microstation. Từ nhiều năm qua (1995-2016) đây là nhóm sản phẩm truyền thống có tính sở trường của Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, luôn được duy trì sản xuất thường xuyên với chất lượng, số lượng lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, loại bản đồ dạng CAD sản xuất theo đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nước như bản đồ Địa giới hành chính, bản đồ kiểm kê đất đai, luôn là thế mạnh của Nhà xuất bản bởi kinh nghiệm, lực lượng hùng hậu. Sản phẩm bản đồ Địa giới hành chính đầu tiên được thành lập bằng công nghệ số ở Việt Nam là Hệ thống bản đồ Địa giới hành chính các cấp toàn bộ thành phố Cần Thơ tỉ lệ 1/5.000, 1/10.000 được Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam sản xuất năm 2004.
(2) Sản phẩm bản đồ Multimedia
Đối với bản đồ Multimedia, trước đây Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sản xuất được một số sản phẩm ghi dấu ấn, cung cấp rộng rãi cho nhiều đối tượng trong xã hội như Atlat du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2004, “chiến dịch Điện Biên Phủ” năm 2004, “Đại thắng mùa xuân 1975” năm 2005, Atlat du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2006, v.v. Các sản phẩm này chủ yếu được sản xuất ở dạng Flash ghi CD để sử dụng trên PC. Đối với sản phẩm bản đồ Multimedia, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm, uy tín và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất sản phẩm thương mại, nhưng hiện nay sản phẩm loại này không còn được ưa chuộng nên sản xuất với số lượng không nhiều.
(3) Sản phẩm Atlas địa lý điện tửSêri bản đồ điện tử
Sản xuất Atlas địa lý là thế mạnh truyền thống của Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam từ nhiều năm nay, đặc biệt là công đoạn biên tập - in Atlas địa lý có thể xem Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam là có vị thế tuyệt đối. Sản xuất Atlas địa lý điện tử cũng nằm trong xu hướng đó. Trong nhiều năm (2004-2015), Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sản xuất được khá nhiều sản phẩm:
Ban đầu (năm 2004), Atlat điện tử tỉnh Cao Bằng được sản xuất ở định dạng Mapinfo sau đó chuyển sang dạng Flash ghi CD để sử dụng trên PC. Những năm tiếp sau, nhiều Atlat điện tử được ra đời như Atlat thành phố Hải Phòng năm 2006, tỉnh Đắk Nông năm 2008, tỉnh Lào Cai năm 2009, tỉnh Bình Dương năm 2013, v.v. Các Atlat này được sản xuất ở định dạng Mapinfo cho phép sử dụng trên mạng LAN/ WAN hoặc trên Internet.
Đồng thời, Atlat điện tử cũng được Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam sản xuất ở cả định dạng Shapefile như Atlat tỉnh Bắc Ninh năm 2010, tỉnh Quảng Ninh năm 2011, tỉnh Hưng Yên năm 2012, v.v. Các Atlat này đều cho sử dụng trên Internet.
Ngoài Atlat điện tử, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam cũng rất thành công trong những ngày đầu áp dụng công nghệ số vào sản xuất thể loại tập bản đồ điện tử. Một sản phẩm tiêu biểu cho loại bản đồ này là  Sêri bản đồ địa danh hành chính Việt Nam, sản xuất năm 2006, gồm 667 bản đồ cấp huyện, 64 bản đồ cấp tỉnh kèm thông tin thuộc tính được xuất bản trên CD sử dụng trên máy tính.
Hầu hết các Atlat điện tử đều là kiểu Atlat tổng hợp cấp tỉnh, được tích hợp thêm dữ liệu Multimedia làm phong phú nội dung, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng. Đối với Atlat điện tử cho không gian toàn quốc, khu vực hay Atlat chuyên biệt thường chỉ sản xuất theo đặt hàng.
(4) Sản phẩm GIS định dạng Table
Nhiều năm qua, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sản xuất được rất nhiều bộ sản phẩm lớn như nêu ở mục I.4.1.Các bộ dữ liệu này là sản phẩm tiên phong trong sản xuất dữ liệu GIS ở nước ta, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đối với dữ liệu bản đồ loại này, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất sản phẩm thương mại, có rất nhiều kinh nghiệm và có uy tín lớn. Gần đây nhu cầu đối với loại dữ liệu GIS này không còn được ưa chuộng như những năm 2000s nên Nhà xuất bản ít sản xuất loại dữ liệu GIS này.
(5) Sản phẩm GIS định dạng Shapefile/ Geodatabase
Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng vào hoạt động kinh tế và đời sống ở nước ta thì nhu cầu về dữ liệu GIS này ngày càng rất lớn.
Thời gian qua, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sản xuất được rất nhiều bộ sản phẩm lớn như nêu ở mục I.4.2. Các bộ dữ liệu này chủ yếu sản xuất theo đặt hàng và đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đây là loại dữ liệu GIS Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm, có uy tín lớn và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất sản phẩm thương mại.
 (6) Sản phẩm bản đồ kiểu DEM/ DTM
Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sản xuất được khá nhiều sản phẩm bản đồ kiểu này như nêu ở mục II.4, đáp ứng rất tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đối với loại sản phẩm này Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất sản phẩm thương mại, có rất nhiều kinh nghiệm và có uy tín lớn, song do nhu cầu đối với loại dữ liệu GIS này mang tính chuyên biệt, nên chỉ sản xuất theo đặt hàng.
 (7) Sản phẩm bản đồ kiểu Network/ Tiles Map
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực ở nước ta thì nhu cầu về loại sản phẩm GIS này là rất lớn và ngày càng tăng cao. Về loại bản đồ kiểu này, Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã sản xuất được nhiều sản phẩmnhư nêu ở mục II.2, đáp ứng rất tốt nhu  cầu sử dụng của khách hàng. Đây là loại sản phẩm Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Namcó rất nhiều kinh nghiệm, uy tín và đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất sản phẩm thương mại.
(8) Sản phẩm bản đồ kiểu Geocoding/ Revers Geocoding

Hiện hữu nhu cầu về loại sản phẩm này là rất lớn, xu hướng đang ngày càng tăng cao và trở lên bức thiết do sự xâm nhập sâu rộng, toàn diện của công nghệ thông tin vào đời sống xã hội nước ta. Việc Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam sản xuất được các bộ dữ liệu loại này, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực tiến kịp thời đại của mình. Đối với loại sản phẩm này Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, ưu thế và đã làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm thương mại.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Nguyễn Quang Chung
 
 
Sign up for the newsletter Register