Vài kinh nghiệm hữu ích trong sử dụng máy tính làm bản đồ

10/24/2019 - 12:00 AM
Hiện tại, anh chị em làm đồ họa nói chung và làm bản đồ nói riêng (gồm xử lý ảnh vệ tinh, ảnh Lidar mặt đất, tạo dựng biên tập bản đồ 2D/3D, mô hình số; xử lý, tạo dựng ảnh 3D UAV chụp mặt đất) đang sử dụng máy tính với cấu hình và phần mềm rất đa dạng. Hiện tại, có nhiều phiên bản của hệ điều hành (Windows, MacOS, Linux …) và các phần mềm bản đồ liên tục ra đời với nhiều tính năng ngày càng mạnh hơn. Tuy nhiên, hệ điều hành cũng như các phần mềm ngày nay đã trở nên cồng kềnh và nhiều trường hợp rất nặng nề. Do đó, vấn đề đặt ra là sử dụng máy tính với cấu hình và phần mềm ra sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Sử dụng máy tính có cấu hình phù hợp với công việc bản đồ
         Hiện tại, anh chị em làm đồ họa nói chung (gồm chỉnh sửa ảnh nghệ thuật; biên tập video và làm hiệu ứng hình động; làm kỹ xảo, chỉnh sửa và dựng phim; xử lý, tạo dựng ảnh 3D UAV chụp mặt đất; dựng hoạt hình, đồ họa kỹ thuật 2D/3D, AR và VR), và làm bản đồ nói riêng (gồm xử lý ảnh vệ tinh, ảnh Lidar mặt đất, tạo dựng bản đồ 2D/3D, mô hình số) đang sử dụng máy tính với cấu hình và phần mềm rất đa dạng. Hiện tại, có nhiều phiên bản của hệ điều hành (Windows, MacOS, Linux …) và các phần mềm bản đồ liên tục ra đời với nhiều tính năng ngày càng mạnh hơn. Tuy nhiên, hệ điều hành cũng như các phần mềm ngày nay đã trở nên cồng kềnh và nhiều trường hợp rất nặng nề. Do đó, vấn đề đặt ra là sử dụng máy tính với cấu hình và phần mềm ra sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
          Để máy tính làm bản đồ hiện nay đạt hiệu năng cao thì cần thiết chúng được trang bị CPU mạnh mẽ. Đối với desktop có thể trang bị chip Intel dòng Core i5, i7, i9 hoặc chip AMD Ryzen dòng R5, R7, R9; nếu trang bị chip Intel Core kiểu K-series, X-series hay chip Xeon Scalable, Xeon W hoặc chip AMD Ryzen kiểu X-series, Threadripper thì sẽ mạnh hơn hẳn. Với PC di động thì nên trang bị chip laptop hiệu năng cao, như Intel Core kiểu MQ, HQ, H hoặc chip AMD Ryzen kiểu H; nếu trang bị chip Intel Core kiểu HK hay Xeon kiểu M sẽ mang lại hiệu năng mạnh mẽ hơn hẳn. Thêm nữa, máy tính làm bản đồ chuyên nghiệp cần trang bị RAM từ 8GB trở lên và ổ lưu trữ có tốc độ thực tế từ 200 MB/s trở lên nhằm giải quyết nhanh và tránh được treo máy tính dẫn đến bị lỗi trong quá trình làm bản đồ.
         Ngoài ra, trang bị card đồ họa - GPU phù hợp cho việc xử lý đồ họa bản đồ, như GPU dòng Quardo của NVIDIA hoặc dòng FirePro của AMD sẽ giúp tăng mạnh hiệu năng cho máy tính làm bản đồ và đặc biệt có giá trị đối với việc xử lý đồ họa nặng (nêu ví dụ dưới đây). Khi trang bị card đồ họa cần phải lưu ý: dòng Geforce GTX/ RTX của NVIDIA hay Radeon của AMD sẽ chỉ phát huy và đạt được hiệu năng cao trong xem ảnh, video và chơi Game nhưng sẽ không mấy có giá trị trong Render đồ họa, nhất là với đồ họa 3D, VR, AR. Song với GPU dòng FirePro của AMD hay Quadro của NVIDIA thì lại rất hiệu quả. Với máy chủ hay siêu máy tính thì lại cần đến GPU chuyên dụng như dòng Tesla của NVIDIA.

        Việc sử dụng card đồ họa gắn ngoài (eGPU) cũng là giải pháp tốt tăng mạnh năng lực xử lý đồ họa cho máy tính. Với eGPU thì việc cài đặt driver để nó hoạt động trơn tru khá phức tạp. Nếu không xử lý được fix lỗi thì bộ eGPU của bạn có thể phải bỏ xó. Đấy là trường hợp eGPU không chính hãng hoặc thuộc thế hệ cũ (trước 2015)
        Một ví dụ tiêu biểu về hiệu quả của trang bị card đồ họa: những mẫu laptop đồ họa dòng Studio 2019 của NVIDIA trang bị card đồ họa Quardo RTX 5000, 4000, 3000 được định hướng cho phân khúc nhu cầu chỉnh sửa ảnh, làm video, dựng đồ họa 2D/3D; còn những mẫu laptop trang bị GPU GeForce RTX 2080, 2070 và 2060 thì định hướng cho nhu cầu chơi game, xem video. Những mẫu laptop này được trang bị kết hợp với CPU hiệu năng cao thế hệ thứ 9 của Intel, màn hình 4K và kèm phần mềm tối ưu hóa cho làm đồ họa, đã đem lại hiệu năng cao gấp 7 lần chiếc Apple MacBook Pro 2016 có giá tương đương, cạnh tranh trực tiếp với Apple Macbook Pro 15’’ phiên bản 2019.

         Mặt khác, trong trường hợp máy tính xử lý bị chậm lại nhiều thì trang bị thêm RAM là biện pháp được ưu tiên trước, tiếp đến là nâng cấp lên ổ SSD. Đây là giải pháp đem lại sự cải thiện rõ rệt tốc độ của máy tính làm bản đồ với chi phí thấp hơncó nhiều thuận lợi so với nâng cấp card đồ họa hay CPU; chưa kể, nhiều trường hợp việc nâng cấp card đồ họa hoặc CPU là bất khả thi khi mà mainboard không hỗ trợ, do socket chipset không tương thích. Và việc trang bị thêm RAM (cả về dung lượng cũng như tốc độ của RAM) hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của CPU và Mainboard. Nhưng với ổ SSD NAND thì trang bị lại rất đơn giản - plug-and-play, tức chỉ việc cắm vào và sử dụng.
         Riêng đối với máy tính làm bản đồ nặng như Merge hàng chục nghìn cell ảnh GoogleEarth thành 1 file ảnh dung lượng cả GB hoặc gộp hàng trăm nghìn đối tượng vào 1 file dung lượng mấy trăm MB, dựng  mô hình DEM 1m của khu vực 3.000 km2 hay dựng bản đồ Tiles map có  hơn 16 lớp dữ liệu khu vực 50.000 km2 ở mức L19 chẳng hạn thì cần thiết máy tính được trang bị thêm dung lượng RAM lớn hơn mức thông thường nhiều (có thể tới hàng chục GB, thậm chí lên đến trăm GB) ô lưu trữ tốc độ cao (từ 400 MB/s trở lên). Ngoài ra, để tăng tốc độ xử lý nhanh hơn thì trang bị ổ lưu trữ SSD, nhất là ổ SSD 3D-NAND hoặc ổ SSD Optane/QuantX cho máy tính là giải pháp tuyệt vời giúp giải quyết nhanh công việc bản đồ dung lượng lớn, phức tạp hoặc đòi hỏi xử lý nhiều.
       Trường hợp điều kiện không cho phép trang bị thêm RAM hoặc chỉ để giải quyết công việc đột xuất thì có thể set thêm RAM ảo cho máy tính. Tất nhiên là sẽ không thể hiệu quả bằng RAM thật được nhưng cũng là một cách tốt giúp hạn chế được tình trạng thiếu RAM. Với ổ SSD thì set thêm RAM ảo mang lại hiệu năng khá cao cho máy tính, đặc biệt là với ổ SSD NVMe cao cấp.
2. Lựa chọn sử dụng phần mềm ứng dụng phù hợp theo việc làm bản đồ
       Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm được sử dụng cho việc làm bản đồ, từ làm bản đồ 2D cho đến làm bản đồ 3D; xây dựng, phân tích dữ liệu GIS, mô hình số địa lý hay xử lý và phân tích ảnh địa không gian…Những phần mềm bản đồ thường được định hướng chuyên giải quyết một vài loại bản đồ với định dạng và độ phức tạp khác nhau. Trong thực tế định dạng dữ liệu bản đồ có thể chuyển đổi qua lại giữa các phần mềm bản đồ với mức độ bảo toàn được những thiết lập khác nhau. Dĩ nhiên, các phần mềm bản đồ có khả năng khác nhau. Dưới đây chúng tôi nêu ra hơn 30 phần mềm bản đồ có tính chuyên nghiệp đại diện trong 4 nhóm phần mềm bản đồ được đề xuất theo mức sử dụng phổ biến, tính năng chuyên sâu và tính hiệu quả trong làm bản đồ nhằm gợi ý cho việc lựa chọn sử dụng phần mềm bản đồ phù hợp nhất.
(1) Nhóm phần mềm bản đồ xuất bản phẩm
      - Adobe Arcobat Pro: Phần mềm kết xuất, chỉnh sửa file đồ họa PDF-2D thông dụng nhất hiện nay được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu;
      - Adobe illustrator: được dùng phổ biến nhất trên thế giới cho biên tập, chỉnh sửa, tách màu bản vẽ để in ốp set nhiều loại xuất bản phẩm với chất lượng cao.
      - CorelDraw: cũng được dùng phổ biến trên thế giới cho biên tập, chỉnh sửa, tách màu bản vẽ để in ốp set xuất bản phẩm với chất lượng cao.
      - Free Hand: Biên tập, chỉnh sửa, tách màu bản vẽ để in ốp set xuất bản phẩm có chất lượng cao, song không được phổ biến lắm;
(2) Nhóm phần mềm tạo dựng bản đồ 2D/3D chuyên nghiệp, gồm bản đồ CAD và GIS, mặt cắt, mô hình số và xuất chuyển đổi định dạng dữ liệu đia lý. Hiện tại đã có phiên bản mới nhất phần mềm:
      - Mapinfo pro 10x: chuyên về làm bản đồ GIS và bản đồ CAD trực quan, dễ sử dụng nhưng không yêu cầu cao về cấu hình máy tính. Mapinfo pro được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới với những ưu điểm nổi trội: rất mạnh về làm bản đồ chuyên đề, đặc biệt là tạo dựng biểu đồ linh hoạt, dễ dàng; hỗ trợ làm việc và kết xuất với khá nhiều định dạng. Ngoài ra, Mapinfo pro có modul xây dựng bản đồ 3D; xử lý và trình bày để xuất bản bản đồ số trên website hoặc file in.
      - Microstation 8i: chuyên làm bản đồ CAD với độ chính xác rất cao (cao nhất hiện nay), được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới với những ưu điểm nổi trội: dễ sử dụng, rất mạnh về làm bản đồ cơ bản; đặc biệt là trong trình bày và tách màu bản đồ để in ốp set; dựng bản đồ 3D và mô hình số, song yêu cầu khá cao về cấu hình máy tính. Microstation hỗ trợ làm việc với khá nhiều định dạng; liên kết tương tác trực tiếp với bản đồ Google Earth. Ngoài ra, hỗ trợ chuyển đổi bản đồ CAD để xây dựng GIS.
      - ArcGIS 10x: ArcGIS được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới trong xây dựng và phân tích dữ liệu GIS, bản đồ 3D, nhiều dạng mô hình số với ưu điểm vượt trội của bộ phần mềm chuyên dụng. ArcGIS rất mạnh về làm bản đồ chuyên đề, đặc biệt nổi trội về tạo dựng biểu đồ và trình bày bản đồ theo thông tin thuộc tính, Không những thế, ArcGIS hỗ trợ làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, kết xuất với nhiều định dạng, và tương tác trực tiếp với Google Earth, AutoCAD. Ngoài ra, còn cho phép tích hợp nhiều modul công cụ nâng cao.
      - GIS product is ArcGIS Pro 10.4-10.6: Bộ công cụ nâng cao những tính năng về tạo dựng, phân tích bản đồ chuyên đề; trình bày, xử lý và quản trị bản đồ phát hành trên Internet hoặc tách màu bản đồ để in ốp set.
       - QGIS 2.9-3.0, SuperGIS 3.1: là những phần mềm làm bản đồ mã nguồn mở được cho là tốt nhất hiện nay. Chúng có tính năng gần tương tự ArcGIS hay Mapinfo pro, song còn thiếu những tính năng cao cấp và độ Pro chưa thể bằng ArcGIS. QGISSuperGIS đang được quan tâm và sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới bởi tính miễn phí của chúng.
     - Bentleymap 2017-2019: chuyên làm bản đồ GIS và cả CAD được phát triển từ Microstation 8i nên có tất cả những ưu điểm của Microstation 8i và có thêm những tính năng tương tự ArcGIS. Bentleymap cũng được sử dụng khá phổ biến trên thế giới bởi sự phổ biến của Microstation.
      - FME 2010-2019: chuyên về xử lý và chuyển đổi cơ sở toán học, định dạng, style, tách gộp dữ liệu bản đồ. Đây là phần mềm rất được tín nhiệm trong xử lý và chuyển đổi dữ liệu bản đồ bởi khả năng mạnh mẽ hỗ trợ hầu hết các định dạng dữ liệu không gian và thuộc tính (tới hơn 3000 định dạng). FME đặc biệt hữu dụng trong xử lý dữ liệu phục vụ xây dựng GIS.
(3) Nhóm phần mềm xử lý, tạo dựng ảnh 3D UAV chụp mặt đất
     Có khá nhiều phần mềm được sử dụng với chất lượng và mức phổ biến như sau:
     - Pix4D mapper Pro: phổ biến nhất hiện nay, có mức độ xử lý hình ảnh tự động cao với chất lượng khá cao, giao diện thân thiện và không yêu cầu quá cao về trình độ người dùng, hỗ trợ nhiều loại máy ảnh, bao gồm 360° và video, dịch vụ đám mây riêng (nhưng còn hạn chế). Pix4D mapper rất dễ làm quen và dễ sử dụng, nhưng không thể đáp ứng quá nhiều mong đợi.
     - Agisoft PhotoScan Pro: là một công cụ dựng ảnh 3D rất linh hoạt, rất dễ học (mất khoảng một tuần để làm chủ hệ thống), đồng thời cung cấp nhiều khả năng nâng cao cho người dùng. Agisoft PhotoScan có khả năng xử lý tốt ngay cả ảnh chụp xấu nhất và cho kết quả đầu ra chấp nhận được.
     - Bentley ContextCapture: một modul thuộc hệ sinh thái Bentley, tạo dựng mô hình 3D siêu mạnh, tốc độ nhanh với chất lượng rất cao, tích hợp với các sản phẩm khác của Bentley.
     - RealityCapture: xử lý ảnh chụp từ UAV với bất kỳ loại máy ảnh nào và cả các máy ảnh được đồng bộ hóa, cũng như quét laser.  Tạo dựng các mô hình nghệ thuật, xử lý chung hình ảnh và đám mây điểm laser, dễ dàng thao tác. RealityCapture được đánh giá cao trong cùng phân khúc.
     - 3DF Zephyr: phần mềm chuyên nghiệp, xuất sắc để xử lý ảnh UAV, tự động hoàn toàn, diện trực quan, xuất kết quả theo nhiều định dạng và cho phép kiểm soát các quá trình và thiết lập các tham số theo ý người dùng. Tuy nhiên, nếu tập dữ liệu đầu vào có chất lượng không tốt thì 3DF Zephyr sẽ xử lý không được tốt và cho chhats lượng không cao. 3DF Zephyr chỉ tương thích với Windows.
     - 3Dsurvey: chuyên dùng cho ngành kỹ thuật và giám sát xây dựng với khả năng xử lý tự động đạt chất lượng tuyệt vời với tốc độ rất nhanh; tích hợp bộ công cụ nâng cao cho đo lường, tính toán và vẽ mặt cắt và hoạt động với đầy đủ chức năng như một phần mềm CAD; thực hiện tính toán rất tốt với vùng không gian định nghĩa bởi người dùng mà hiện nay không có phần mềm nào trong nhóm này có khả năng đó. 3Dsurvey có thể làm việc với dữ liệu chất lượng rất kém nhưng chỉ tương thích với máy tính Windows có kết nối mạng liên tục nhưng chào thua với lượng dữ liệu lớn.
     - Drone2Map for ArcGIS: chuyên xử lý dữ liệu UAV của ESRI, dễ sử dụng; tích hợp với các dịch vụ và thành phần của ArcGIS; xử lý rất nhanh các dự án loại 2D nhưng lại rất chậm với dự án 3D, song đủ khả năng xử lý khối lượng lớn thông tin, cho kết quả theo nhiều định dạng với chất lượng rất cao và có rất nhiều lựa chọn cơ bản: hình ảnh vệ tinh, bản đồ điều hướng, bản đồ địa hình, v.v.
     - Drone Mapper: chuyên xử lý ảnh chụp UAV, dễ sử dụng và thuận tiện, xử lý dữ liệu rất nhanh mà không làm quá tải hệ thống, cho phép tích hợp bản đồ nền OSM hoặc Bing (Sattelite / Maps / Hybrid); cho kết quả tuyệt vời mà không cần sử dụng tất cả các tài nguyên của PC. Song nó cũng có hạn chế: tỷ lệ phóng ảnh chỉ lên đến 1:2000, giới hạn về số lượng ảnh có thể xử lý và chỉ tương thích và hoạt động hoàn hảo trên Windows 10 và Windows 7.
     - WebODM: xử lý ảnh chụp UAV mã nguồn mở, dựa trên nền tảng của phần mềm OpenDroneMap. Phần mềm có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp vào QGIS hay AutoCAD, cho kết quả rất tốt ngay cả đối với dữ liệu chất lượng kém nhưng mất khá nhiều thời gian để xử lý; giao diện thân thiện, tối giản; có nhiều tùy chọn kết xuất dữ liệu; Song có thể phát sinh lỗi nếu PC truy cập Internet thông qua proxy. Nó có thể hoạt động trên tất cả các nền tảng: Windows, MacOS, Linux, song để khai thác hết các tính năng phần mềm, cần phải cài đặt trên hệ điều hành Win 10. Đây là giải pháp đặc biệt trong danh mục phần mềm UAV miễn phí.
     - Correlator 3D: Một trong những giải pháp hàng đầu để xử lý dữ liệu UAV, có thể xử lý hoàn toàn tự động một lượng lớn dữ liệu thuộc nhiều định dạng khác nhau với tốc độ cao, hỗ trợ tất cả các loại máy ảnh, có thể xử lý lượng dữ liệu không giới hạn. Correlator 3D chỉ tương thích với Windows.
     - Menci APS: xử lý tự động hóa hoàn toàn kèm hàng loạt các chức năng phong phú, giao diện thân thiện và không đòi hỏi kiến ​​thức biết trước về xử lý ảnh máy bay. Menci APS cho chất lượng tốt, thuận tiện và mạnh mẽ, song chỉ tương thích và hoạt động với máy tính Windows được kết nối internet liên tục và sau khi có xác thực trên máy chủ;
     - Autodesk ReCap Pro: giải pháp đám mây xử lý ảnh 3D, hoạt động trên mọi phần cứng và mọi nền tảng, tích hợp với hệ sinh thái Autodesk. Song, việc cài đặt và đăng ký bản quyền phần mềm đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian. ReCap Pro thích hợp cho những người dùng các sản phẩm khác của Autodesk và đôi khi dùng xử lý dữ liệu để sử dụng thêm trong AutoCAD, Revit hoặc phần mềm khác. Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích để tái tạo các vật thể 3D nhỏ, đặc biệt với ảnh chụp bằng điện thoại thông minh.
     - Ortho Mapping for ArcGIS Pro: một module xử lý ảnh trực giao tích hợp của phiên bản ArcGIS desktop Advance, dễ sử dụng với giao diện thân thiện và tối giản. Ortho Mapping tạo dựng ảnh trực giao khá tốt nhưng không thể tạo mô hình 3D, có nhiều hạn chế và như một phiên bản đơn giản (kém ổn định hơn) của Drone2Map.
     - Inpho UASMaster: Đây là gói nâng cao để xử lý dữ liệu ảnh số của Trimble, rất thuận tiện cho người dùng; có cộng đồng người dùng đông đảo và hoạt động rất tích cực. Chưa có đánh giá về chất lượng xử lý của phần mềm này và nó chỉ tương thích và hoạt động với máy tính Windows.
     - Icaros OneButton: là giải pháp hoàn toàn tự động, thích hợp cho những người xử lý ảnh đơn giản để có được đầu ra chấp nhận (tương tự Pix4D mapper Pro). Phần mềm này dễ dàng nhất cho bắt đầu làm việc, lập kế hoạch bay chụp với chất lượng xử lý khá cao mặc dù thời gian xử lý hơi lâu.
     (4) Nhóm phần mềm  xử lý ảnh vệ tinh, ảnh Lidar mặt đất
ENVI, ERDAS, PCI, IDIRICI… đó là những phần mềm chuyên dụng về xử lý ảnh vệ tinh, ảnh Lidar mặt đất phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng thường được dùng trong các cơ quan chuyên ngành bản đồ và viễn thám. Trong đó ENVI (Environmet for Visualizing image) là bộ phần mềm của hãng Exelis Visual Information Solutions (Mỹ) được sử dụng rộng rãi nhất.
     1- Bộ phần mềm ENVI: kết hợp các kỹ thuật chuyên sâu về xử lý dữ liệu ảnh số địa không gian (bao gồm dữ liệu viễn thám, DEM và GIS/GPS) với công nghệ phân tích địa không gian nhằm khai thác những thông tin có giá trị hỗ trợ ra quyết định chính xác và kịp thời. Những phiên bản ENVI trước 2016 chỉ tương thích chạy trên Windows. ENVI 5.4 SP1 và ENVI 5.5 SP1 mới nhất được hãng EXELIS VIS phát hành vào 2018 và 2019 đã bổ sung các phiên bản tương thích chạy trên các hệ thống 64 bit Windows 7SP1/ 8/ 10; OS X 10.10/ 10.11; Linux Kernel 2.6,3.2 và Linux glibc 2.12. Trong đó ENVI 5.4.1 làm việc với ArcGIS 10.2 đến 10.5; ENVI 5.5 SP1 hỗ trợ ArcGIS 10.5 đến 10.6.
* Những tính năng nổi trội của bộ phần mềm ENVI mới bao gồm:
     - Làm việc (hiển thị và xử lý) số lượng và dung lượng ảnh lớn. Đọc, hiển thị và phân tích nhiều định dạng (format) ảnh vệ tinh, ảnh thông dụng, dữ liệu raster và DEM;
     - Khai thác thông tin từ nhiều loại ảnh vệ tinh và ảnh hàng không khác nhau (VNREDsat-1, SPOT, Landsat, ASTER, QuickBird, GeoEye, WorldView, Radar, Vexcel….);
     - Trộn các dạng ảnh (ảnh quang học, ảnh Radar…) nhằm hiểu rõ đặc điểm của vùng nghiên cứu;
     - Bộ công cụ xử lý ảnh đa dạng dựa trên các phương pháp khoa học đã được kiểm chứng như công cụ xử lý hình học, công cụ phân tích phổ, công cụ phân tích dữ liệu và các công cụ nâng cao;
     - Khả năng làm việc tốt với dữ liệu vector (các định dạng shapefile, MIF, DXF và GPS) và kết nối trực tiếp với phần mềm ArcGIS cho phép dễ dàng tích hợp kết quả phân tích ảnh vào cơ sở dữ liệu và quy trình ứng dụng bản đồ GPS;
     - Với ngôn ngữ lập trình IDL, ENVI có khả năng tùy biến và mở rộng theo yêu cầu quy trình xử lý phân tích ảnh của khách hàng.
* Các mô-đun mở rộng tính năng của ENVI được thiết kế để thực hiện những phép xử lý chuyên sâu cần đến những công cụ xử lý ảnh nâng cao, gồm:
      a) Rigorous Orthorectification: Nắn chỉnh hình học về tọa độ mặt đất và tạo ảnh trực giao với độ chính xác cao. Module này dựa trên mô hình toán học sử dụng các thông số của cảm biến cụ thể nhằm loại bỏ những yếu tố gây méo ảnh trong bay chụp.
     b) ENVI Atmospheric Correction Module (ACM): Thực hiện tiền xử lý nhằm loại bỏ hoặc hiệu chỉnh chuyên sâu các ảnh hưởng của khí quyển đối với ảnh vệ tinh gốc để tạo ảnh viễn thám ở level cao hơn, phục vụ các ứng dụng theo dõi các thay đổi về địa hình hoặc nhóm đối tượng định lượng.
     c) ENVI Feature Extraction (FX): Tìm, phát hiện và chiết tách thông tin từ các đối tượng quan tâm (ví dụ như tòa nhà, sân bóng, phương tiện giao thông, đường xá cầu cống, sông hồ…) dựa trên các đặc tính không gian, đặc tính phổ hoặc đặc tính texture…từ các loại ảnh vệ tinh và ảnh hàng không khác nhau. Với khả năng tùy biến và dễ tích hợp với ArcGIS, ENVI FX cho phép người dùng thay đổi các thông số phù hợp trong chuỗi quy trình xử lý phân tích ảnh phức tạp và chiết tách thông tin đặc thù, như phát hiện xe tăng, máy bay quân sự hoặc công trình quân sự,….
     d) ENVI DEM: Tạo lập mô hình địa hình số (DEM) từ cặp ảnh stereo (ảnh vệ tinh ASTER, IKONOS, OrbView-3 ,Quick Bird và SPOT 1-5) hoặc ảnh hàng không. Với khả năng tùy biến, cho phép tương tác đo độ cao của tòa nhà hoặc đỉnh núi, chỉnh sửa giá trị DEM và chiết tách các đối tượng 3Du.
     e) ENVI NTF: Đọc, chỉnh sửa và phân phối ảnh viễn thám trong định dạng NITF có hiệu suất nén ảnh cao. Đây là định dạng tối ưu có khả năng nén ảnh tốt chứa dữ liệu ảnh với dữ liệu đồ thị và metadata theo chuẩn JITC (Joint Interoperablifty Test Command), và tính bảo mật cao nên thường được dùng đối với dữ liệu quốc gia và quốc phòng…
     f) ENVI LIDAR (ra đời 2016): Chuyên dùng xử lý chuyên sâu dữ liệu Lidar nhằm xác định và chiết tách các đối tượng 3D và tạo lập cơ sở dữ liệu GIS 3D cho các ứng dụng đô thị hoặc ngành lâm nghiệp. ENVI LIDAR kết hợp việc nhận dạng tự động với các công cụ tương tác để kiểm soát được chất lượng sản phẩm kết quả. Chức năng hiển thị 3D và kết nối trực tiếp với ArcGIS, cho phép ENVI LiDAR kết nối tốt với các hệ thống xử lý phân tích địa không gian khác và mở rộng tùy biến thông qua API để có thể đọc được tất cả các dạng dữ liệu LiDAR thông dụng như LAS, LAZ, ASCII, NITF LAS…
    g) ENVI SARScape: Chuyên dụng xử lý chuyên sâu dữ liệu ảnh radar, phân tích và tạo lập bản đồ DEM và bản đồ biến động bề mặt. ENVI SARscape cho phép xử lý và diễn giải dữ liệu radar khó hiểu thành thông tin có ý nghĩa phù hợp với bối cảnh. ENVI SARscape gồm 2 mô-đun:
    - SARscape Basic đọc, xử lý dữ liệu ảnh radar như lọc nâng cao, nắn chỉnh và ghép ảnh, tạo ảnh mutticok…đến xử lý tạo ảnh phân loại, nhận dạng đối tượng hoặc theo dõi biến động…
    - SARscape Interferometry (InSAR)  xử lý cặp ảnh radar giao thoa (interferometry) để tạo dữ liệu DEM và lập bản đồ dịch chuyển và biến dạng bề mặt (địa hình, địa mạo và trượt lở).
    h) Ngoài ra, hãng Exelis VIS gần đây còn phát triển sản phẩm chuyên dụng ENVI for ArcGIS để tích hợp với giải pháp GIS của hãng ESRI và ENVI in the Cloud nhằm quản lý và chia sẻ nguồn lực xử lý phân tích ảnh trên cloud đối với các doanh nghiệp và cá nhân…
    2- Bộ sản phẩm ERDAS của hãng Leica Geosystems, gồm các thiết bị phần cứng, phần mềm trong lĩnh vực ảnh địa không gian như đo đạc, xử lý ảnh, xây dựng và hiển thị mô hình 3D, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu….Hiện nay ERDAS được bổ sung thêm nhiều sản phẩm với nhiều tính năng mới tăng cường khả năng xử lý, lưu trữ, hiển thị và phân tích dữ liệu địa không gian.
    Trong đó ERDAS IMAGINE là phần mềm chuyên dụng cho xử lý ảnh địa không gian với những công cụ xử lý ảnh mạnh và dễ sử dụng; cho phép khai thác và chiết tách thông tin dễ dàng từ tư liệu ảnh như một chuyên gia thực thụ, không đòi hỏi phải có kinh nghiệm, hay trình độ chuyên môn sâu.
    Trong 3 phiên bản: IMAGINE Essentials, IMAGINE Advantage và IMAGINE Professional thì phiên bản IMAGINE Professional xử lý ảnh đầy đủ nhất, gồm các công cụ phân tích ảnh phức tạp, phân tích ảnh radar và phân loại ảnh cao cấp. Nó cũng bao gồm công cụ mô hình hóa dữ liệu không gian và công cụ phân tích dữ liệu địa lý. Những phiên bản mới nhất bổ sung hỗ trợ nhiều nguồn tư liệu ảnh.
    3- PCI Geomatica: Ứng dụng phân tích dữ liệu quan sát trái đất do hãng PCI Geomatics phát triển, cho phép các chuyên gia và những ai đam mê ngành địa lý sử dụng ảnh vệ tinh và ảnh không gian để nghiên cứu và đánh giá các thông tin địa lý bằng các kỹ thuật tiên tiến. Geomatics thường được sử dụng phục vụ khai thác dầu mỏ, vẽ bản đồ quốc gia và theo dõi mùa vụ.
    Geomatics hỗ trợ mở nhiều loại file, từ các file raster và vector thông thường, đến các file dực án Focus, bản đồ SPANS và ACE, PCIDSK, danh sách nhiều file PCI, ADRI (Arc Digtfized Raster Image), ảnh Mosaic Raw ALOS/PALSAR, ADS/SOCET SET, ALOS PRISM, Shapefile ArcView và AutoCAD DXF. Geomatics có khả năng khai thác các tài nguyên trong bản đồ và file theo cấu trúc phân tầng, xử lý dữ liệu các khu vực bằng nhiều công cụ tiên tiến.
3. Sử dụng hệ điều hành và phiên bản phần mềm tương thích, phù hợp theo nhu cầu
    Đối với máy tính làm bản đồ, có thể dùng với một số hệ điều hành như Windows, Mac OS, Linux, hay Red Hat Enterprise Linux,... Song, để đạt được hiệu năng cao nhất trong việc làm bản đồ thì máy tính cần chạy với phiên bản hệ điều hành thích hợp, nhằm phát huy được tối đa khả năng của phần cứng máy tính, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho các phần mềm hoạt động. Một vấn đề quan trọng nữa là drivers cần được cập nhật đầy đủ để phát huy hết được khả năng của phần cứng; đặc biệt với card đồ họa thì càng cần thiết phải cập nhật phiên bản drivers mới nhất để hỗ trợ được tối đa khả năng chuyên dụng của card đồ họa trong xử lý đồ họa.
    Hiện nay trên thế giới đang sử dụng phổ biến những phiên bản của một số hệ điều hành trong làm bản đồ, gồm: Windows 7 Enterprise/ Ulltimate 32bit/ 64bit, Windows 10 Enterprise/ Pro 64bit, Windows 10 Pro for Workstations; OS X, MacOS Sierra, MacOS High Sierra, MacOS Mojave; Ubuntu Linux LTS 16.04/SP1 - LTS 17.02/SP1 - LTS 18.04.x; Linux Kernel 2.6.32; Linux Glibc 2.12; Red Hat Enterprise Linux WS 7.1/ 7.3/ 8.0,...
    Trong mọi trường hợp, máy tính làm bản đồ chuyên nghiệp đều cần thiết chạy hệ điều hành phiên bản tích hợp đầy đủ hỗ trợ thư viện đồ họa, như phiên bản Windows 7 Ulltimate hay Windows 10 pro hoặc phiên bản hệ điều hành khác tương đương thì mới tương thích và phát huy được khả năng của phần mềm bản đồ, đặc biệt là với phiên bản mới nhất phần mềm bản đồ chuyên nghiệp hiện nay. Đối với phiên bản Home, Study của Windows hay phiên bản tương đương của hệ điều hành khác sẽ có vướng mắc về tương thích và không thể phát huy được khả năng của phần mềm bản đồ chuyên nghiệp. Có nghĩa, không đáp ứng được công việc làm bản đồ.
    Ví dụ, máy tính làm bản đồ trang bị dòng chip Intel Core i sẽ ổn định và đạt hiệu quả cao khi chạy với phiên bản Windows 7 Ulltimate/ Enterprise hay Windows 10 Pro/Enterprise. Trong khi máy tính trang bị chip Intel Xeon sẽ hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả cao hơn khi chạy với hệ điều hành Windows 10 Pro for Workstations. Đối với máy tính trang bị chip hiệu năng cao và card đồ họa đầu bảng thì sẽ phát huy được tối đa khả năng của phần cứng và đem lại hiệu năng cao nhất khi được chạy kết hợp hệ điều hành với phần mềm tối ưu hóa.
Song, kinh nghiệm ở đây có lẽ đặc biệt hữu ích với việc sử dụng máy tính chạy Windows để làm bản đồ khi mà hầu hết người sử dụng máy tính đều công nhận một sự thật: máy tính Mac tỏ ra ưu thế hơn trong lĩnh vực âm nhạc, đồ họa nghệ thuật và xem phim ảnh hoặc lướt web; còn lĩnh vực văn phòng, lập trình, kỹ thuật,… đặc biệt là lĩnh vực đồ họa thiết kế thì dùng máy tính Windows sẽ đáp ứng tốt hơn, do hầu hết các phần mềm bản đồ tương tích tốt hơn với Windows.
    Nhưng điều quan trọng là lựa chọn sử dụng được phần mềm với phiên bản tương thích theo hệ điều hành cũng như phù hợp nhất với cấu hình máy tính để đạt được hiệu năng cao nhất. Dưới đây là một số đề xuất gợi ý có thể giúp xác định được mức cài đặt phiên bản Windows phần mềm ứng dụng phù hợp theo phần cứng của máy tính làm bản đồ.
    a) Đối với máy tính sử dụng chip Core Duo, Core 2Duo, Core E và Core i3 thế hệ 1-2 thì nên chạy Windows 7 pro  trở xuống, với 4GB RAM dùng bản 32bit, có hơn 4GB RAM dùng bản 64bit và cài đặt phiên bản phần mềm ở mức:
    - MS.NET Frame 3.5/4.0, MS Access data engine 2010, MS Visual C++ 2012…
    - Mapinfo Pro 7.8-10.5, MGE 2001, Microstation SE,  Microstation 8.1-8.6, Adobe Acrobat Pro 7/8, FreeHand 10-12, CorelDraw 11-14, Photoshop 7/CS, AutoCAD 2004-2007, Corel VideoStudio 8-10, Nero 7/8,…
    b) Đối với máy tính sử dụng Core i5 từ thế hệ 3 (Ivy Bridge) đến thế hệ 5 (Broadwell) hoặc Core i7 từ thế hệ 5 trở về trước thì nên chạy Window 7 Enterprise hoặc Window 7 ultimate-SP1. Nếu có 4GB RAM thì dùng bản 32bit, có hơn 4GB RAM dùng bản 64bit và cài đặt phiên bản phần mềm ở mức:
    - MS.NET Frame 4.0/4.5, MS Access data engine 2012/2013, MS Visual C++ 2012-2015,…
   - Autodesk 3Ds Max 5-10, Mapinfo pro 12.0-14.5, Microstation 8.9-8.11ss- 8.11ss3, ArcGIS 10.1-10.3, GIS product is ArcGIS Pro 10.1 - 10.3, FME 2010-2014, AutoCAD 2010-2014, Acrobat Pro 9/10/11, illustrator CS2-CS4, CorelDraw 15-17, Photoshop CS2-CS4, Lightroom Classic 2008-2012, Nero 10-12, Premiere Pro CS2-CS4, VideoStudio 11-13, …
    c) Đối với máy tính sử dụng Core i5/ i7 thế hệ 6 (Skylake) trở lại đây thì thích hợp chạy Window 10 Enterprise hoặc Window 10 pro với tối thiểu 8GB RAM và ổ SSD để phát huy được sức mạnh của các chip thế hệ mới và cài đặt các phiên bản phần mềm như dưới đây, với i7 và RAM 16GB trở lên thì có thể cài phiên bản cao hơn:
    - MS.NET Frame 4.5-4.7, MS Access data engine 2015-2017, MS Visual C++ 2015-2018,….
   - Autodesk 3Ds Max2014-2017, Mapinfo pro 15.0-16.5, Microstation 8.11ss4-ss5, ArcGIS 10.3-10.5, QGIS 2.6-2.8, GIS product is ArcGIS Pro 10.1 - 10.3, FME 2014-2017, AutoCAD 2014-2017, Acrobat Pro DC 2014-2017, illustrator CS5-CC2017, Corel Draw 2014-2017, Photoshop CS5-CC2017, Lightroom Classic 2008-2012, Nero 13-15, Premiere Pro CC 2014-2017, VideoStudio X7-X10, After Effects 2014-2017,…
    d) Riêng để chạy mượt phiên bản mới nhất (2018/2019) của các phần mềm bản đồ chuyên nghiệp thì đòi hỏi chúng phải được cài đặt sử dụng với những Workstation trang bị cấu hình chip Intel Core i9, i7 thế hệ 6 trở lại đây hoặc chip AMD Ryzen R7, R9; DDR4 32GB/64GB; card đồ họa Quardo P5000 hay FirePro W9100 trở lên và ô SSD tốc độ cao. Dĩ nhiên là chạy với hệ điều hành tương thích, như phiên bản Window 10 pro Buid 17.xxx hoặc Mac OS Sierra 10.12.5 hay Ubuntu Linux LTS 16.04 trở lên.

Card đồ họa Quardo P6000 của NVIDIA chuyên dùng cho đồ họa thiết kế
4. Cài đặt để hiển thị đầy đủ chữ tiếng Việt và kí hiệu trong máy tính Windows
   a. Chuẩn bị sẵn và cài phần mềm gõ chữ tiếng Việt chuẩn phù hợp theo Windows: UniKey3.63 thích hợp với Windows NT-2000, UniKey4.0.8 thích hợp với Windows XP, Unikey4.2RC4 32bit thích hợp với Windows 7/8/10 32bitUnikey4.2/4.3RC4 64bit thích hợp với Windows 7/8/10 64bit.
   b. Chuẩn bị sẵn bộ Fonts chữ và kí hiệu: gồm Window Font (khoảng 1000 đến 6000 font, gồm font chữ và kí hiệu kiểu *.ttf, *.fon, *.ttc,…) dùng cho hệ thống, font tiếng Việt (unicode, ABC, VNI, 3C, 2VN,... và font dùng riêng cho các phần mềm.
   Cài đầy đủ font vào Windows\ Font tùy theo nhu cầu sử dụng phần mềm cho công việc.
5. Chuẩn bị sẵn và thả file thiết lập riêng của phần mềm (Prj, Style, Color,… và Tools)
   Việc thả/add các file (Prj, Style, Color,… và Tools) thiết lập riêng theo phần mềm làm bản đồ vào phần mềm ứng dụng (Microstation, ArcGIS, Mapinfo, Photoshop, Premiere, Corel Draw, Freehand, illustrator, AutoCAD,...) 
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thiết kế đồ họa.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                        Hà Nội, 10/2019
                                                                                                                                                                                                                                                                                                         Nguyễn Quang Chung
 
Sign up for the newsletter Register