Công việc kỹ sư trắc địa - Những người tạo nên tấm bản đồ

11/30/2020 - 12:00 AM
Kỹ sư trắc địa không phải là một công việc quá xa lạ nhưng cũng không phải quá quen thuộc với mọi người. Đây là công việc của những người đi đo đạc cả Trái Đất để thu về những kích thước cần thiết.
      Trắc địa là công việc thực hiện các công đoạn đo đạc, xác định các vị trí tương đối của các điểm bất kỳ mà mình muốn trên bề mặt Trái đất và thể hiện chúng trên một mặt phẳng. Mặt phẳng đó được gọi là bản đồ.
Kỹ sư trắc địa là những người thực hiện các công việc trắc địa bao gồm đo đạc và thể hiện các số liệu, kích thước trên bản đồ với tỷ lệ tương ứng nhất định. Kỹ sư trắc địa cũng là những người có khả năng thiết kế, thi công, giám sát công trình, thực hiện hoạt động trắc địa hầm mỏ và trắc địa trong các hạng mục công trình xây dựng.
      Để bắt đầu việc công việc tạo nên bản đồ, kỹ sư trắc địa cần thực hiện việc lập phương án và kế hoạch trắc địa.
      Căn cứ vào yêu cầu, nội dung cụ thể của từng dự án, công trình, kỹ sư trắc địa sẽ thực hiện vệc lên kế hoạch đo đạc phù hợp nhằm xác định vị trí, đặc điểm địa lý, địa chất của điểm thi công dự án và xác định xác yếu tố liên quan cần thiết khác cần phải xác định, tính toán.
      
Lập phương án và kế hoạch trắc địa. Nguồn: Internet.
      Công việc lên hoạch và phương án rõ ràng giúp các kỹ sư trắc địa thực hiện công việc trắc địa của mình một cách chuẩn xác, đạt hiệu quả cao nhất và tránh xảy ra những sai sót không cần thiết trong quá trình thực hiện công việc.
      Thực hiện công tác trắc địa và thu thập số liệu
      Sau khi có phương án và kế hoạch cụ thể, các kỹ sư trắc địa thực hiện các công tác đo đạc trắc địa. Họ sẽ đến trực tiếp địa điểm thực hiện công trình để lấy số liệu trực tiếp.
      Trong giai đoạn này, các kỹ sư trắc địa sẽ sử dụng các thiết bị, máy móc đo đạc để lấy số đo thực tế tại công trường thi công dự án. Sau khi lấy xong số liệu,  họ thực hiện phân tích, xử lý các kích thước đó để phục vụ cho việc triển khai thi công dự án sau này.
      Đối với các dự án phục vụ cho mục đích quân sự hay địa chính thì các kỹ sư quân sự, kỹ sư trắc địa sẽ sử dụng thêm cả các số đo kích thước, hình ảnh từ vệ tinh cùng với những số liệu mà mình tự thu thập được để làm bản đồ địa hình.
      Thực hiện giám sát thi công công trình.
      Các kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra công trình trong suốt quá trình dự án được thi công. Việc kiểm tra, giám sát bao gồm các công việc tiến hành đánh dấu, kiểm tra các mốc cụ thể đảm bảo tính chính xác các điểm tim, mốc trong thực tế. Đặc biệt là giám sát bộ phận thi công nhằm đảm bảo chắc chắn họ thực hiện đúng theo bản vẽ đã được phê duyệt.
      Kỹ sư trắc địa còn có nhiệm vụ chịu trách nhiệm quan sát việc đo đạc, lấy số liệu trắc địa khi có sự thay đổi đột ngột trong quá trình thi công dự án. Đặc biệt, kỹ sư trặc địa cần quan sát tỉ mỉ, chú ý đến từng chi tiết về sự thay đổi trác địa và các chuyển dịch có thể xảy ra khi công trình, dự án đang dần hình thành.
      Công việc này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các dự án. Bởi việc quan sát sự biển đổi giúp kỹ sư trắc địa có thể biết được nguyên nhân, xu hướng chuyển dịch, các nguy cơ liên quan đến việc biển đổi địa chất có thể xảy ra khi tiến hành thi công dự án, công trình. Vì có một số trường hợp, trong quá trình khảo sát bước đầu chưa có dấu hiệu cụ thể và các kỹ sư trắc địa chưa phát hiện được.
      Thực hiện hoạt động hỗ trợ quy hoạch
      Hoạt động quy hoạch là hoạt động không thể thiếu trong công việc của địa chính. Trong hoạt động này, các kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin liên quan đến đất đai, các số liệu liên quan nhằm mục đích để xác định các vùng đất có nhiều nguy cơ xảy ra các vấn đề hay không, có phù hợp để thực hiện xây dựng các công trình hay dựa án không. Các kỹ sư trắc địa còn xác định ranh giới chính thúc của các vùng đất đó hay vùng nước, vùng trời liên quan
      Các kỹ sư trắc địa còn là những người ghi nhận các kết quả của quá trình đo đạc và phải chứng minh được tính chính xác của các số liệu đó. Hơn nữa, họ còn chịu trách nhiệm lên kế hoạch khảo sát trực tiếp khu vực đó, tiến thành lập bản đồ, làm báo cáo để gửi tới các bộ phận, cơ quan có liên quan, chịu trách nhiệm thi công dự án đó.


Phân tích, xử lý số liệu. Nguồn: Internet.
      Các kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ trực tiếp trình bày các nghiên cứu cũng như số liệu đo đạc, phân tích trước ban quản lý, giám đốc và những bên liên quan khác như khách hàng, đối tác, bên quy hoạch, thi công dự án,… Thông qua quá trình trình bày nghiên cứu, các kỹ sư giúp họ hiểu hơn về tình hình thực tế, tính khả thi và những nguy cơ có thể xảy ra của dự án triển khai thi công tại vùng đất đó.
      Ngoài ra, các kỹ sư trắc địa còn có nhiệm vụ tư vấn về việc xây dựng cầu đường, các khu nhà hay các hoạt động khai thác và quản lý tài nguyên khác.
      Thực hiện công việc nghiên cứu tài nguyên đất
      Việc hiểu về đất đai là một trong số kiến thức bắt buộc mà một kỹ sư trắc địa phải nắm được. Trong việc nghiên cứu, quản lý tài nguyên đất, các kỹ sư trắc địa  có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra, phân tích thành phần đất, kết cấu tầng lớp của các loại đất đó thông qua việc thu thập được các mẫu trong quá trình thực hiện việc kiểm tra, đo đạc các mẫu tìm được.
      Dựa trên việc nghiên cứu đó, các kỹ sư trắc địa có những thông tin cụ thể cần thiết về loại đất cũng như khu vực phân bố. Qua đó, họ tạo nên các bản đồ về khu vực đất đai hay bản đồ địa chất, phục vụ cho việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên đất.
      Bên cạnh đó, các kỹ sư trắc địa còn thực hiện công việc ước tính được trữ lượng các khoảng sản ở trong lòng đất thông qua thông tin thu thập được từ hình ảnh và các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đã có.
      Thực hiện việc quản lý dữ liệu trắc địa
      Là người thực hiện các quá trình đo đạc, thu thập số liệu và tiến hành phân tích, xử lý các số liệu đó để phục vụ cho công việc nên các kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ quản lý và lưu trữ các dữ liệu trắc địa đó một cách hợp pháp, khoa học. Điều này nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc sử dụng đến sau này khi có trường hợp tương tự hay khi cần xem xét lại khu vực bất kỳ nào đó.
      Bên cạnh đó, kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ quản lý, giám sát hiệu quả của việc sử dụng máy móc, thiết bị trong công việc. Các thiết bị phải đảm bảo hoạt động tốt, phục vụ được trong công việc và đảm bảo các nhân viên khác sử dụng đúng mục đích, chức năng của các thiết bị này.
      Thực hiện hỗ trợ trong các hoạt động pháp lý
      Trong một vài trường hợp nhất định xảy ra các tranh chấp liên quan đến đất đai, các kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết, tư vấn về không gian, địa giới của các khu vực đó.
      Thực hiện công việc báo cáo và các công việc khác
      Khi làm việc tại các công ty, cơ quan nào đó, kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ làm báo cáo để nộp lên cấp trên. Các báo cáo nhằm mục đích cung cấp thông tin về tình hình tiến hành dự án, tiến độ công việc đã hoàn thành. Ngoài ra, các kỹ sư trắc địa sẽ thực hiện bàn giao các thiết kế dự án, nghiệm thu công trình theo đúng bản thiết kế đã được phê duyệt.
      Trên đây là những công việc của một kỹ sư trắc địa. Hầu hết các công việc của họ đều liên quan đến đất đai và việc thu thập số liệu.
 
Đăng ký nhận bản tin Register