Chủ tịch - Tổng Giám đốc NXB viết về "Nhà vườn Việt Nam xưa"

2/7/2022 - 12:00 AM
Nhân dịp đầu xuân năm Nhâm Dần, Chủ tịch - Tổng Giám đốc NXB có bài viết hoài niệm về "Nhà vườn Việt Nam xưa" xin gửi đến quí độc giả.

          Bây giờ, khi bước qua tuổi "Tri thiên mệnh" trong ngôi nhà nhiều tầng của mình, hiếm khi tôi có được một buổi sáng ngủ quá giấc, thức dậy trời thật trong trẻo, tiếng mấy con chim sâu lách chách trước cửa nhà buổi sáng, phố xóm vắng lặng; thoáng những tiếng gọi lao xao, tiếng rao hàng rong đầy biểu cảm...
          Thường sau đó nếu lại thiếp đi ta sẽ có những giấc mơ thật đẹp về ngày xưa, xóm nhà vườn đã sống, với môi trường thật thuần khiết, êm ả khi mà mọi thứ đều mộc mạc giản đơn (Một giấc mơ mà mọi thứ đều rất THẬT), cùng với những kỷ niệm cũ dội về, những hoài niệm : “ ….Bỏ lại vườn cam bỏ mỏi gianh / Tụi đi gian dớu với kinh thành / Hoa thơm mơ mói vườn Tiên giới /…” Hoa với Rượu - Nguyễn Bính . Võng.những giấc mơ đó, cho chúng ta khi thức dậy nếu có giọt nước mắt trên má thì chính là giọt nước mắt hạnh phúc. Hạnh phúc thật là giản đơn trong ký ức về ngôi nhà mình đã sống, những ngôi nhà vườn đậm chất Việt Nam xưa.
          VẬT LIỆU VÀ BỐ CỤC
          Nói đến nhà vườn Việt Nam xưa thì người ta thường bàn về kiểu dáng, bố cục và vật liệu, cách thức làm nhà cho phù hợp với khuôn khổ miếng đất mà trước kia lại là điều kiện thuận lợi hơn cả so với bây giờ.
          Nếp nhà xưa thường bao giờ cũng có Nhà trên (Chính) nơi có bàn thờ và chủ nhà ở. Nhà dưới để phục vụ những công việc thường ngày, nơi nghỉ của những thành viên khác hoặc có thể là khách của gia đình. Nhà bếp và những công trình phụ liền đó (nhà vệ sinh hoặc nhà tắm).
          Có một điều nhiều người hay thắc mắc nhà nào ở miền Bắc, đằng trước hoặc đằng sau bao giờ cũng có một cái ao, khi nhận xét theo kiểu địa lý (phong thủy) thì người ta thường nói Thổ phải có Thủy như Rồng có Mắt (Long nhãn). Trên thực tế, việc đào ao đem lại nhiều tiện lợi cho người dân ở miền Bắc. Trước khi làm nhà, người ta đào ao lấy đất bùn đấy đem lên đắp nền nhà hoặc trộn rơm (băm rời) để trát vách. Ao ấy sẽ được thả cá để ăn, để bán và nuôi bèo cho lợn hoặc trồng rau muống nước. Ở đây tôi cũng muốn nói đến những khóm hoa được trồng trước nhà tạo nên sự khiêm nhường của một vườn hoa đầy thanh khiết như Hồng, Cúc , Mẫu đơn , Hoa mười giờ , tiếp nối là những mảnh vườn rau , rau thơm …” , Ôn Như Hầu đó viết: “…Lép nhép dăm hàng tỏi / Lơ thơ mấy bụi khương …”.  Đầu nhà, góc sân hay thấp thoáng bóng cây Lựu: “… Dưới trăng quyên đã gọi hè / Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông …” – Nguyễn Du.
          Những nhà có đất rộng ven mương, ven sông còn trồng thành những vườn cam, vườn quất mà trước mùa đậu quả có những triền hoa thơm ngát rất kỳ thú : “…Chị em đã lấy chồng năm trước/ Nhà chị giồng cam ở mé sông/ Em ở mình đây nhà trống trải/ Giăng vàng đầy ngõ gió mênh mông …” - Nguyễn Bính.
          Nhà vườn ở Việt Nam có nhiều kiểu khác nhau. Tùy theo từng địa phương và cũng tùy theo địa vị xã hội, khả năng tài chính của chủ nhà. Vì điều kiện thổ địa và nhất là dùng vật liệu có sẵn nên nhà ở Việt Nam phần nhiều làm bằng tre hay bằng gỗ. Ngoài ra cũng có số ít nhà gạch.
          Những người nghèo làm nhà tranh, vách đất. Khung nhà, sườn nhà làm bằng tre hay ống bương, mái lợp tranh hay lợp rạ, vách trát bằng đất bùn nhồi với rơm hay đất sột. Nền nhà là đất kết dính có màu đỏ, hay mỡ gà được nện kỹ bằng những chiếc đầm (tròn, cán gỗ đứng) hay những chiếc vồ gỗ to, nặng. Công đoạn này cần nện kỹ để về sau nền đất sẽ không bị nứt nẻ và láng bóng như nền xi măng.
         Những người có kinh tế trung bình thì làm nhà gỗ, phần nhiều là gỗ xoan, vách dựng, phên tre hay gỗ. Mái lợp tranh, lợp lá gồi.... Những người khá giả, giàu có, làm nhà ngói. Cột nhà dựng bằng gỗ mít, gỗ gụ..., tường nhà xây gạch, nền lát gạch, sân lát gạch....
           Khung nhà dựng lên theo dàn mái, đặt trên mặt đất, không đổ móng. Cột nhà gỗ thường kê trên những hòn đá tảng tròn hoặc vuông cao từ 15 - 20 cm. Đôi khi những hòn đá tảng này cũng được thay bằng những viên gạch chồng lên nhau hoặc là chôn chân cột xuống dưới đất sâu từ 30 - 50 cm. Nhà tre phần nhiều chôn chân cột sâu vào lòng đất, cú những nhà trồng cột bằng tre tươi mà sau đú từ cột nhà đú mọc ra những cành tay tre vui đỏo để .
            CÁCH THỨC LÀM NHÀ
          Lối kiến trúc nhà vườn Việt Nam không phải chỉ là công việc thuần túy cho thành hình một lều, mái tranh hay căn nhà gỗ mà còn là một công trình kiến trúc mỹ thuật một cách giản dị, thuần phác. Dù là một mái tranh song vẫn nằm trong bố cục thanh lịch, dịu dàng, biểu lộ một tâm hồn êm ả, thư thái mà thi vị của truyền thống người Việt. “ …Em dệt đụi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà, mời Thầy Mẹ sang chơi, để anh thưa…” (Vĩnh An).
          Nhà của người Việt có nhiều gian, nằm thành dãy (dãy nhà trên, nhà dưới hay nhà ngang, nhà bếp). Tất cả nằm vuông xung quanh mặt sân rộng, còn mặt tiền ngay  trước dãy nhà thường là một cái ao to, nước trong sạch thậm chí có thể tắm rửa.
          Khi làm nhà, trước hết dựng bốn cột cái gian giữa và đòn nóc. Sau thêm những cột cái và kèo các gian bên. Rồi đến các hàng cột con và cột hiên. Vì lý do thổ địa và vật liệu, những cột, kèo ấy phải chằng chịt nhau để thành một khung nhà thật vững. Rồi trên đó đặt mái nhà, mái nhà phải nặng, vách nhà phải vững chắc, phòng khi gió bão.
          Vì khí hậu Việt Nam nóng nực nên nhà làm tiết kiệm tường, vách. Mặt tiền ba gian chính để trống. Nếu nhà gỗ thì lắm cửa lùa, cửa xếp, mỗi lần mở thì mở hết ra. Những nhà giàu thì làm cửa cao vào khoảng trên dưới 80cm. Nhà tre thì làm cửa liếp, ban ngày chống cao lên, tối hạ xuống. Có nhà chỉ treo một cái rèm thưa. Có một điều đặc biệt là mặt sau cửa gian chính giữa không khi nào có cửa sổ. Có lẽ vì gian ấy đặt bàn thờ tổ tiên, ông, bà.
          Bàn thờ kê sát vách, có khi bàn thờ còn được đặt trên một cái rầm cao độ 40 cm, trước bàn thờ này có kê một bộ sập hay một bộ phản (bộ ván) bằng gỗ. Những nhà khá giả còn kê thêm một bộ bàn ghế, trước bộ sập ấy để làm nơi tiếp khách.
          Hai gian bên có kê những bộ phản gỗ để làm nơi nghỉ ngơi, trò chuyện của nhiều người trong gia đình hay nơi ăn uống trong những ngày cúng giỗ. Ba gian thường thông luôn nhau để ngăn những gian bên ra với những gian chái hai đầu nhà, người ta làm vách gỗ, vách đất hay vách phên tùy theo tình trạng mỗi gia đình. Hai căn chái hai bên thường là buồng ngủ hay nơi chứa lúa, gạo, chứa các vật dụng cần thiết, tài sản trong nhà.
          Những nhà khá giả thường làm một mái hiên rộng, đằng trước suốt năm gian hai chái hay ba gian hai chái. Đôi khi chỉ có mái hiên trước gian chính, bề rộng mái hiên có khi đến 1,5 m và có hàng cột hiên.
          Nhà ở miền Bắc, ngoài những hàng cột hiên vững chãi này có nhà còn làm cả cột hiên đằng sau, người ta hay làm thêm hai hàng cột chống bão đằng trước và đằng sau. Hai hàng cột này chống xuống đất và chống lên sườn nhà thoai thoải như hai chân chữ V (chữ V ngược).
          Nhà ở miền Trung thì không làm thêm hàng cột này, xong mái nhà rất xuôi, thấp hẳn xuống.
          Nhà ở miền Nam thì hầu như không có tính cách chống gió bão, những hàng cột hiên chỉ làm cho đẹp mắt. Vì khí hậu miền Nam tương đối dễ chịu và điều hòa hơn.
          Ở miền Bắc thì nhà nào cũng làm cổng, cổng nhà có nhiều kiểu khác nhau, có khi là một tấm liếp bằng tre đan có thể kéo lên, thả xuống hay là kéo ngang. Bên trên cổng cũng có mái  nhỏ lợp lá hay ngói.
          Ở Huế, có nhiều nhà làm cổng rất đẹp, tường nhà xây, cổng gỗ, nóc cũng lợp ngói. Nhưng càng đi vào phía Nam, cổng nhà hầu như không còn nữa, ở đồng bằng Nam Bộ nhiều nhà chỉ làm một chà gai vững chắc đến đêm kéo ngang, ngăn ngõ ra vào là đủ.
            KIỂU DÁNG
          Kiểu nhà xưa ở Việt Nam đặc trưng nhất là có bốn mái. Hai mái chính và hai mái chái ngang. Rồi đến kiểu nhà hai mái bịt đốc không chái. Căn cứ vào những nhà nhỏ bằng đất nung đào ở các mộ xưa tại Nghi Vệ - Bắc Ninh, Lạc Y - Vĩnh Yên, Đông Sơn - Thanh Hóa thì hai kiểu nhà trên đã có từ thế kỷ thứ III, thứ IV ở miền Bắc Việt Nam. Nhà của mỗi nơi mỗi khác, đều có những đặc điểm khác nhau giữa ba miền, tùy theo từng địa phương mà khung nhà, mái nhà thay đổi đi với nhiều tên khác nhau.
          Ở miền Bắc có những kiểu nhà thông dụng theo hình chữ ĐINH, ba gian hay năm gian.
        Ở miền Trung, ngoài những kiểu nhà chữ ĐINH còn có kiểu nhà VUÔNG (nhà ba căn). Nhà VUÔNG là kiểu nhà, ba gian chính thông luôn nhau. Hai gian chái thông luôn nhau bằng một ngăn rộng sau bàn thờ chính của những gian giữa.
         Ở miền Nam cũng có những kiểu nhà BA CĂN, NĂM CĂN tương tự và đặc biệt nhất là kiểu nhà bánh ích, bốn mái đều nhau.
         Cách thức và phong tục làm nhà ở ba miền tuy có những điểm khác nhau, tùy theo mỗi nơi, mỗi nhà nhưng đều chỉ là những biến cách từ cơ sở chung nhất chứ không có sự khác biệt hẳn, vẫn giữ được những nét đặc thù chung của nhà vườn Việt Nam xưa, thanh lịch và thuần phát, ấm cúng mà êm đềm, dịu hiền mà trong trẻo như tâm hồn người Việt xưa, dẫu qua bao năm tháng phôi pha, phong trần mà chẳng hề phai nhạt , luôn khắc khoải trong tâm hồn cùng biết bao kỷ niệm để những cậu bé đầu bạc trắng mà vẫn khát khao yêu thương hoài niệm ngôi nhà xưa cùng bao hình bóng thân yêu cũ. Như Vũ Đức Sao Biển đã từng hoài niệm, nhớ về ngôi nhà xưa, miền quê xưa mà da diết lời ca: “… Dòng sông nảo đưa người tình đi biền biệt , Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa , Hoàng hạc bay bay mãi bỏ trời mơ, Về đồi sim ta nhớ người vô bờ …”

    Kim Quang Minh

                                                     
    

Đăng ký nhận bản tin Register