THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN
Tuần qua, Bộ phận Điểm tin ghi nhận hơn 184 tin trên các báo phản ánh các nội dung về quản lý, chính sách và hiện trạng về TN&MT trên cả nước.
Nổi bật tuần qua gồm các thông tin: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Thủ tướng trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025; các vấn đề nóng được dư luận quan tâm như phân loại rác tại nguồn, bổ cập nước sạch vào sông Tô Lịch...
THÔNG TIN NỔI BẬT TRONG TUẦN
1. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Tuần qua, nhiều quyết định quan trọng liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Môi trương đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành và công bố, báo chí đưa tin. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 1533/NQ-UBTVQH15 ngày 18/2/2025 về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm: ông Trần Quý Kiên, ông Lê Công Thành, ông Lê Minh Ngân, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, ông Trần Thanh Nam, ông Nguyễn Quốc Trị, ông Phùng Đức Tiến, ông Hoàng Trung và ông Võ Văn Hưng.
2. Thủ tướng trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Cũng trong tuần qua, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ đã ký Quyết định số 36-QĐ/ĐU thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 19 ủy viên. Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ chỉ định ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025. 10 thứ trưởng làm ủy viên Ban Thường vụ Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và Môi trường có hơn 10.000 đảng viên, gồm 84 tổ chức đảng trực thuộc.
3. Thống nhất các quyết sách quan trọng của Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025
Sau Quyết định trên, tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhấn mạnh: "Hội nghị là Dấu mốc lịch sử của Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Bộ trong giai đoạn mới. Qua đó, vừa khẳng định sự tiếp nối liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối mọi mặt công tác của bộ" Thống nhất các quyết sách quan trọng của Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng tổ chức Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho các đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa và Lê Minh Ngân, những cán bộ đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển ngành Nông nghiệp và Môi trường.
4. Nhiều địa phương bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường
Báo Nông nghiệp Việt Nam và Báo TN&MT cập nhật liên tục thông tin các địa phương bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Đến nay, báo chí ghi nhận nhiều địa phương đã có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Tháp, Phú Thọ, Kiên Giang; Ninh Bình; Tuyên Quang; Cao Bằng; Hà Giang; Vĩnh Phúc; Quảng Ninh; Thanh Hóa; Bình Dương; Đồng Nai; Bà Rịa - Vũng Tàu; Thừa Thiên Huế; Kon Tum; Điện Biên; Bạc Liêu; An Giang; Trà Vinh; Phú Yên; Tiền Giang; Hải Dương; Khánh Hòa; Tây Ninh; Bình Định; Cần Thơ; Yên Bái; Bình Thuận; Quảng Bình; Sơn La; Quảng Nam; Nam Định; Bình Phước; Bến Tre; Bắc Giang; Quảng Ngãi; Lâm Đồng; Sóc Trăng; Lạng Sơn; Ninh Thuận; Vĩnh Long; Hậu Giang; Thái Nguyên; Thái Bình; Bắc Kạn; Lào Cai; Hòa Bình; Đắk Lắk; Cà Mau.
Riêng TP.HCM giữ nguyên tên Sở Tài nguyên và Môi trường sau hợp nhất và Ông Nguyễn Toàn Thắng được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường...
Lĩnh vực Đất đai
5. Bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ khi thí điểm dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội
Liên quan đến ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT tiếp tục tổng hợp và nghiên cứu ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị định trước 10/3. Về nội dung, dự thảo phải Bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ khi thí điểm dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội; "Nói không" tình trạng xin cho trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại.
6. Cần sớm tháo gỡ vướng mắc định giá đất
Về quản lý đất đai, báo chí phản ánh chậm xác định tiền sử dụng đất đang là nút thắt lớn, ảnh hưởng đến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản. Cho rằng Cần sớm tháo gỡ vướng mắc định giá đất, TS Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề nghị, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai cần cần làm việc với các địa phương để xem xét, lựa chọn phương pháp định giá đất phù hợp. Đề xuất Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp lý về định giá đất, PGS-TS Ngô Phương Thảo (ĐH Kinh tế quốc dân) cũng đưa ra nhiều kiến nghị; trong đó có thống nhất việc tổ chức và nguồn dữ liệu thu thập trong quá trình xây dựng và quản lý thông tin giá đất và bất động sản. Hiện nay, Bộ TN&MT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trực tiếp là Tổng cục Quản lý đất đai là cơ quan thực hiện việc xây dựng và quản lý thông tin về đất đai. Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất có được đầy đủ dữ liệu trong việc xây dựng và quản lý thông tin giá đất cần phải có sự phối hợp và tham gia của các Bộ, ngành như Bộ Xây dựng, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng và các đơn vị tư vấn giá đất.
7. Khốn khổ với thủ tục hành chính cấp huyện
Theo truyền thông, sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61, quy định các nội dung quan trọng về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, quy định có gây ra tác động không mong muốn đối với một số người, đặc biệt là những gia đình đông con muốn chia đất cho con sinh sống. Dù mục tiêu của Quyết định 61 là ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền trái phép, nhưng nó cũng gây ra tác động không mong muốn đối với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình đông con muốn chia đất cho con sinh sống. Khó tách thửa đất theo quy định mới. Ngoài ra, chủ trương sắp xếp bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh được nhiều người dân ủng hộ. Thế nhưng vẫn có những lo ngại về việc nhiều thủ tục hành chính ở cấp huyện rườm rà, phát sinh thủ tục trung gian khiến người dân gặp khó khăn, nhất là thủ tục liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thay đổi trường học... Khốn khổ với thủ tục hành chính cấp huyện.
8. Một số chính sách mới của các địa phương về đất đai
Tại kỳ họp HĐND một số địa phương đã có những quyết định liên quan đến đất đai. Tỉnh Kiên Giang, Chuyển gần 15ha đất rừng ở Phú Quốc làm nhà máy xử lý rác. HĐND tỉnh Khánh Hòa không chấp thuận 'hợp pháp hóa' tên dự án thu hồi đất ở Nha Trang. HĐND thành phố Hà Nội đã nhất trí thông qua Hà Nội: 8 địa phương tiếp tục thu hồi 772,5ha đất trong năm 2025.
Ở Khánh Hòa, UBND huyện Cam Lâm có thông báo Huyện Cam Lâm lại tạm dừng nhận hồ sơ đất đai để chờ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2025-2030 và thời kỳ đầu điều chỉnh; đồng thời rà soát, cập nhật các quy hoạch để đảm bảo sự đồng bộ. Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, theo nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1/1/2025, xã Hộ Độ của huyện Lộc Hà sáp nhập về thành phố Hà Tĩnh; 11 xã, thị trấn còn lại của huyện Lộc Hà sẽ sáp nhập về huyện Thạch Hà, từ đây xóa tên huyện Lộc Hà. Nghìn người đổ xô đăng ký biến động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau sáp nhập. Chủ tịch Hà Tĩnh chỉ đạo, đơn vị, địa phương nào để xảy ra tình trạng tồn đọng hồ sơ, chậm giải quyết, hủy, trả hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp hoặc bố trí nhân sự trực không phù hợp thì người đứng đầu đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm.
Lĩnh vực Tài nguyên nước
9. Cần có một chiến lược dài hạn, đồng bộ để “hồi sinh” thực sự các dòng sông
Tiếp câu chuyện 'Câu' nước sạch vào sông Tô Lịch, nhiều chuyên gia cho rằng, đây mới chỉ là những biện pháp tình thế, chưa giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ô nhiễm. Vì vậy, cần có một chiến lược dài hạn, đồng bộ để “hồi sinh” thực sự các dòng sông. Một trong những vấn đề lớn nhất là việc kiểm soát nguồn thải. Theo các chuyên gia, sông Tô Lịch hiện nay thực chất chỉ là một kênh thoát nước thải, hứng chịu lượng lớn ô nhiễm từ các khu dân cư và cơ sở sản xuất dọc hai bên bờ. Nếu chỉ bổ cập nước sạch mà không xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm, thì nước sạch cũng sẽ nhanh chóng bị ô nhiễm trở lại. Do đó, cần đẩy mạnh việc thu gom và xử lý nước thải trước khi xả vào sông, đặc biệt là vận hành hiệu quả Nhà máy Xử lý nước thải Yên Xá.
Bên cạnh đó, việc bổ cập nguồn nước từ sông Hồng cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, giải pháp này chỉ có thể duy trì trong 10-15 năm, do chi phí bơm nước quá lớn. Vì vậy, cần hướng tới các biện pháp bền vững hơn, như xây dựng các đập dâng trên sông Hồng, sông Đuống và sông Đà để tạo dòng chảy tự nhiên. Điều này không chỉ giúp hồi sinh sông Tô Lịch mà còn giải quyết bài toán khô hạn cho sông Nhuệ, sông Đáy và các hệ thống kênh thủy lợi khác. Ngoài ra, việc thực thi các dự án quy hoạch cũng đang là một điểm yếu. Dù đã có nhiều dự án phục hồi sông Đáy, sông Nhuệ từ hàng chục năm trước, nhưng đến nay vẫn nằm trên giấy. Nguyên nhân là do thiếu nguồn vốn, sự phối hợp giữa các đơn vị chưa chặt chẽ, và những vướng mắc trong cơ chế quản lý. Vì vậy, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch để đảm bảo các dự án được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả. Sắp tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường có vai trò rất quan trọng để đưa ra các giải pháp để làm "sống" lại các dòng sông, kênh thủy lợi đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Lĩnh vực Môi trường
10. Còn loay hoay phân loại rác thải tại nguồn
Nhiều báo tiếp tục phản ánh, người dân vẫn còn loay hoay phân loại rác thải tại nguồn; đặc biệt là câu chuyện sau khi phân loại cuối cùng rác vẫn bị dồn chung vào xe thu gom”. Ngoài ra, cơ sở vật chất thô sơ như thùng rác phân loại còn hạn chế và không được đồng bộ là nguyên nhân chính khiến công tác phân loại rác tại nguồn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Thực trạng tại Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ. PGS-TS.Trần Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu (Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế) nhận định, Nguyên nhân phân loại rác tại nguồn vẫn chỉ 'trên giấy' do các địa phương còn rất lúng túng, một phần là do các quy định của pháp luật chưa rõ ràng và sắp đến có thể còn thay đổi nhiều ví dụ như Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 02/2022 của Bộ TN&MT". Từ thực tế đó, ông Minh khuyến nghị một số giải pháp: tiếp tục tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý; nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ cho hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý tương ứng với các loại rác đã được phân loại...
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý
1. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện dự thảo Nghị định về thí điểm làm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất trước 10/3.
2. Lưu ý kiến nghị của TP.HCM yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xử lý các trường hợp đất Nhà nước được giao nhưng để trống, bỏ hoang, không khai thác hết diện tích khi giải quyết hồ sơ sử dụng đất (theo bài TPHCM kiến nghị thu hồi đất Nhà nước được giao nhưng không sử dụng).
3. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm./.
Nguồn: Văn Phòng Bộ Tài nguyên Môi trường tổng hợp