Hội thảo Địa danh trong hội nhập quốc tế

5/13/2015 - 12:00 AM
Sáng ngày 13/5, tại Hà Nội, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (ĐĐ&BĐVN) trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Địa danh trong hội nhập quốc tế”. Tham dự có Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam Tiến sĩ Phan Đức Hiếu; Chủ tịch Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc (UNGEGN ASE) - Cục trưởng Cục Bản đồ và Thông tin tài nguyên Quốc gia Philipin, Tiến sĩ Peter N. Tiangco; cùng các đại biểu đến từ các quốc gia trong khu vực tới tham dự


Cục trưởng Cục ĐĐ&BĐVN Phan Đức Hiếu phát biểu tại Hội thảo
 

Sáng ngày 13/5, tại Hà Nội, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (ĐĐ&BĐVN) trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Địa danh trong hội nhập quốc tế”. Tham dự có Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam Tiến sĩ Phan Đức Hiếu; Chủ tịch Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc (UNGEGN ASE) - Cục trưởng Cục Bản đồ và Thông tin tài nguyên Quốc gia Philipin, Tiến sĩ Peter N. Tiangco; cùng các đại biểu đến từ các quốc gia trong khu vực tới tham dự

Theo đó, Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc (UNGEGN) thành lập từ năm 1959 và có 12 Nhóm công tác theo các chuyên đề về địa danh và 24 Nhóm chuyên gia về địa danh của khu vực. Từ 1972 đến 2012, Việt Nam nằm ở Nhóm các nước Đông Nam Á (UNGEGN ASE), gồm 12 quốc gia: Butan, Brunei, Campuchia, Indonexia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippin, Singapo, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Chủ tịch của Nhóm nhiệm kỳ 2013 - 2018 là Tiến sĩ Peter N. Tiangco, Cục trưởng Cục Thông tin Bản đồ và Tài nguyên Quốc gia, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Philipin.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Cục ĐĐ&BĐVN Phan Đức Hiếu cho biết, từ năm 1959, Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy việc sử dụng địa danh được chính xác và thống nhất trên toàn thế giới. Đồng thời, Liên hợp quốc đã thành lập 12 Nhóm làm việc theo các chuyên đề khác nhau và 24 Nhóm chuyên gia địa danh ở các khu vực trên thế giới. Trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, vai trò của địa danh ngày càng quan trọng. Theo thống kê, khoảng 30% số từ khóa tìm kiếm trên mạng Internet là địa danh, các quốc gia đều coi địa danh là một phần quan trọng, cơ bản của hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia.

Theo đó, cùng với việc tổ chức Phiên họp, Cục ĐĐ&BĐVN đã phối hợp cùng Nhóm chuyên gia địa danh của khu vực tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Địa danh trong hội nhập quốc tế”.  Mục đích của Hội thảo nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của địa danh trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng và toàn cầu hóa hiện nay, đưa các hoạt động địa danh ngày càng có ý nghĩa thiết thực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành vào cuối năm 2015.

Từ khi tham gia vào các hoạt động địa danh của Liên hợp quốc và khu vực, trên cơ sở các quy định của Nhóm chuyên gia địa danh, Việt Nam đã thực hiện và cung cấp cho Liên hợp quốc và Khu vực Đông Nam Á – Tây Nam Thái Bình Dương danh mục các địa danh quan trọng của Việt Nam, đóng góp vào danh mục và cơ sở dữ liệu địa danh của khu vực và quốc tế để sử dụng thống nhất trên toàn thế giới.
 



Chủ tịch UNGEGN, Tiến sĩ Peter N. Tiangco phát biểu tại Hội thảo

 

Hiện nay, Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện. Chủ đề của Hội thảo “Địa danh trong  hội nhập quốc tế” tại Hà Nội lần này đã khẳng định vai trò quan trọng của địa danh với các quốc gia trong việc triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, đặc biệt là nỗ lực hướng tới việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015. Trong đó, phát triển và đẩy mạnh hợp tác và hội nhập trong công tác địa danh nói riêng và hạ tầng dữ liệu không gian nói chung sẽ góp phần tích cực để xây dựng và phát triển ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN về An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các nước trong khu vực.

Cũng theo Cục trưởng Phan Đức Hiếu, trên cơ sở các nguyên tắc chuẩn hóa địa danh của Nhóm chuyên gia địa danh của Liên hợp quốc, từ 2005 đến nay, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã biên soạn và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định chuẩn hóa địa danh nước ngoài và địa danh Việt Nam phục vụ công tác thành lập bản đồ. Đến nay, Cục đã phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu của gần 6 000 địa danh nước ngoài, hơn  90 000 địa danh các yếu tố dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội của khoảng 30 tỉnh, thành phố và đang tiếp tục thực hiện trên tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đồng thời Cục ĐĐ&BĐVN đã phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện danh mục các địa danh biển, đảo, trong thời gian tới sẽ công bố, sử dụng rộng rãi.

Các kết quả trên đây đã góp phần vào việc thành lập bản đồ, cung cấp cho xã hội các địa danh được chuẩn hóa, đưa việc sử dụng các địa danh một cách thống nhất trong các hoạt động quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và các hoạt động khác. “Trên cơ sở các hoạt động về địa danh trong những năm qua và tình hình hiện nay, chúng tôi hết sức coi trọng ý nghĩa của Hội thảo này. Chúng tôi mong rằng, thông qua Hội thảo này, các nhà khoa học Việt Nam có dịp trao đổi với nhau, với các đại diện đến từ các quốc gia trong Khu vực về các vấn đề liên quan đến địa danh trong bối cảnh hiện nay của khu vực và thế giới, trong điều hội nhập sâu và toàn cầu hóa.” - ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.
 



Toàn cảnh hội thảo 
 

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UNGEGN Tiến sĩ Peter N. Tiangco đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo này, đây là cơ hội để  lắng nghe những ý kiến đóng góp, đề xuất của các đại biểu về ý nghĩa thực tiễn và vai trò quan trọng của địa danh ở các lĩnh vực khác nhau, các vấn đề nghiên cứu về địa danh để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với quy định của quốc tế để công tác chuẩn hóa, sử dụng địa danh ngày càng phát triển và có hiệu quả, đóng góp tốt hơn vào các hoạt động văn hóa, cứu trợ, cứu nạn, phát triển kinh tế - xã hội, phòng ngừa và khắc phục thiên tai, gìn giữ hòa bình trên tinh thần cùng hợp tác trong khu vực và quốc tế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo khoa học về: Địa danh trong hội nhập quốc tế, Địa danh – Vai trò trong hội nhập kinh tế, văn hóa xã hội, Địa danh và thương hiệu hàng hóa, lịch sử và địa danh học văn hóa, xã hội và kinh tế ở Italia,  Dấu ấn chính trị - Văn hóa của đô thị Hà Nội qua tư liệu địa danh đường phố…


 

 

Đăng ký nhận bản tin Register